Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Giá trị lợi ích của các nguồn năng lượng tái tạo


1549 Lượt xem - Update nội dung: 30-05-2020 08:41

Đã kiểm duyệt nội dung

Từ nhiệm vụ giảm phát thải khí nhà kính, các quốc gia trên thế giới đang tập trung xem xét và đánh giá lại lợi ích của các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là việc ứng dụng sử dụng điện hạt nhân.

Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ tổng hợp một số nội dung liên quan đến vấn đề này, xin mời bạn đọc theo dõi!

Nước Đức có thực sự xanh

Nước Đức cam kết đến năm 2022, chính phủ nước này sẽ đạt mục tiêu giảm biến đổi khí hậu bằng việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân. Có đến 35% lượng điện năng của nước Đức được sản sinh từ các nguồn gió và mặt trời. Tại đây hiện có 3.000 tua bin gió, với tổng công suất gần 60 GW, 1,7 triệu giàn lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời với công suất 46 GW.

Thế nhưng điều này lại không phù hợp vào thời tiết xấu nên công suất vào thời điểm này hầu như bằng 0. Để khắc phục các nhược điểm này, nước Đức phải dựa vào năng lượng từ các nhà máy nhiệt điện than và khí đốt tự nhiên; nhà máy hạt nhân; nhập khẩu điện từ các quốc gia châu Âu.

Nguồn năng lượng tái tạo có thực sự giá trị?

 

Xem thêm về một số hồ sơ môi trường cần thiết!

Trong khi đó Cơ quan Năng lượng Đức (DENA) cho rằng nguồn năng lượng tái tạo chiếm 80% tổng lượng điện tiêu thụ vào năm 2050. Vì thế để duy trì lượng điện năng tiêu thụ, Đức vẫn tiếp tục 61 GW công suất điện từ các nhà máy điện thông thường. Mặc dù đóng cửa các nhà máy hạt nhân ở Đức, nhưng lượng lớn công suất dựa trên nhiên liệu hóa thạch và gây phát thải khí CO2.

Nguồn năng lượng tái tạo có thực sự giá trị?

Liệu nguồn năng lượng tái tạo có thể thay thế hoàn toàn nguồn nhiên liệu hóa thạch. Ở Trung Quốc họ dẫn đầu về năng lượng tái tạo với chi phí hơn 100 tỷ USD và dẫn đầu thế giới về các nhà máy điện than nhưng lại có nguồn phát thải khí CO2 lớn nhất thế giới thải ra ngoài môi trường. Trong khi đó, Ấn Độ tiếp tục mở rộng công suất điện than bằng cách xây dựng 36 GW, cơ quan nhà nước của Ấn Độ cho biết sản xuất điện than dự kiến tăng 22,4% trong 30 năm tới.

Để đóng góp và tham gia giảm phát thải khí CO2 chủ yếu dựa vào nguồn năng lượng thân thiện với môi trường như thủy điện, điện gió, điện mặt trời và điện hạt nhân. Tuy nhiên nếu sản xuất điện từ nhiên liệu sinh học chỉ đóng góp thêm vài %. Thực chất Trung Quốc và Ấn Độ quan tâm đến ô nhiễm và biến đổi khí hậu nhưng vì bị ràng buộc về mặt kinh tế - kỹ thuật nên ảnh hưởng lớn đến các chính sách năng lượng.

Thế nhưng việc sản xuất năng lượng tái tạo lại gặp nhiều thách thức/thuận lợi như:

  • Về năng lượng thủy điện bị giới hạn vì vị trí địa lý và hạn chế về môi trường, kinh tế - xã hội. Nếu không bị cản trở về những vấn đề này thì công suất thủy điện có thể tăng lên 3 lần so với hiện tại.
  • Về năng lượng mặt trời có ưu điểm mạnh vì không cần cung cấp nhiên liệu, công suất nên có thể mở rộng với chi phí đầu tư thấp. Thế nhưng các tấm pin mặt trời không có khả năng sản xuất điện vào ban đêm và cũng không hoạt động vào những ngày mưa, không nắng. Trong khi đó thì các nhà máy điện thông thường hay nhà máy điện hạt nhân có nguồn cung cấp điện liên tục, ổn định.
  • Về năng lượng gió: sản lượng điện từ năng lượng gió dao động từ một giờ tới giờ tiếp theo. Nhưng việc lắp đặt thiết bị thu gió cũng phụ thuộc theo từng vị trí địa lý nhất định. Như ở trung Âu, người ta phải lắp đặt hàng nghìn tua bin gió để tạo ra lượng điện tương đương 1 GW của nhà máy nhiệt điện thông thường. Nhưng để xây dựng một tua bin gió công suất 1 GW cần 50 – 100 lần thép và xi măng như nhà máy nhiệt điện hạt nhân.
  • Về năng lượng sinh học: việc này đòi hỏi phải có nguồn chất hữu cơ như sử dụng cây trồng nông nghiệp làm chất thu gom năng lượng mặt trời. Nhưng khi thực vật hoạt động kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học sản xuất điện ở quy mô lớn. Nhược điểm lớn nhất đối với việc sản xuất năng lượng sinh học đó là tốn kém, cần diện tích lớn, cần nguồn nước lớn, cần máy móc vận chuyển cũng như nguồn lao động lớn.

Nguồn năng lượng tái tạo có thực sự giá trị?

 

​Xem thêm bài viết về dịch vụ xử lý khí thải!

Các vấn đề liên quan đến điện hạt nhân

Ngành sản xuất than chứa nhiều chất độc hại như sunfur dioxide, oxit nito, thủy ngân hoặc asen. Mặc dù khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo nhưng người ta lại nghi ngờ về việc sử dụng năng lượng từ việc sản xuất điện hạt nhân.

Nhiều chiến dịch chống biến đổi khí hậu giảm phát thải khí CO2, nhiều nguồn vốn không ngần ngại đổ vào các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, thủy điện hoặc nhiên liệu sinh học. Còn năng lượng hạt nhân lại không được chú trọng hoặc không được quan tâm. Nhưng mấy ai nghĩ rằng, điện hạt nhân vốn dĩ là nguồn năng lượng sạch không chứa CO2, chiếm 14% điện năng trên toàn thế giới bị bỏ quên.

Đối với các công nghệ sản xuất điện hạt nhân hoàn toàn thân thiện với môi trường như lò ứng sóng di chuyển, lò phản ứng muối nóng chảy, lò phản ứng mô – đun với phạm vi ứng dụng cao. Điển hình là các nhà máy điện hạt nhân của Pháp đã giải quyết hoàn toàn cú sốc dầu mỏ năm 1973 đã tạo ra bước ngoặc lịch sử quan trọng.

Như vậy cần xem xét lại vấn đề ưu tiên sử dụng điện hạt nhân trong cơ cấu năng lượng điện toàn cầu. Bởi điện hạt nhân cũng xếp vào nguồn điện ổn định, kinh tế, an toàn và không phát thải khí CO2 vào khí quyển.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(11:02 19-04-2025)
Theo quy định mới thì các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, y tế, xây dựng và giao thông vẩn tải là 4 ngành cần phải ...
(09:03 19-04-2025)
Môi trường Hợp Nhất là công ty xử lý nước thải tại Gia Lai chuyên cung cấp các gói dịch vụ về thiết kế, thi công, ...
(08:50 18-04-2025)
Ký túc xá trường học là nơi sinh sống và học tập của học sinh, sinh viên, vì vậy nước thải phát sinh chủ yếu là ...
(16:44 17-04-2025)
Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mở ra nhiều cơ hội đổi mới mà còn đi kèm với một số thách thức đối ...
(10:00 16-04-2025)
Hồ sơ kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là một phần quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và an ...
(09:17 15-04-2025)
Bể keo tụ, tạo bông là một trong những công trình quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải, giúp loại bỏ các hạt ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768