Giải đáp 2 thắc mắc về hồ sơ môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Cũng giống như những thông tin mà Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất đã chia sẻ, chúng tôi đã đưa ra nhiều trường hợp liên quan đến việc lập HSMT hoặc xác định nhiệm vụ BVMT của doanh nghiệp. Và bài viết hôm nay sẽ bao gồm 2 trường hợp liên quan đến báo cáo ĐTM, GPMT hoặc xử lý chất thải.
Một công ty thuộc lĩnh vực logicstic có thuê lại kho để thực hiện thì có cần phải lập ĐTM, cấp GPMT hay đăng ký môi trường,… không. Trong quá trình hoạt động, công ty này có phát sinh chất thải và phê liệu, chuyển giao đến các đơn vị có năng lực thực hiện. Vậy với nội dung này thì Công ty phải thực hiện các quy định về chất thải như thế nào?
Căn cứ theo Điều 30 của Luật BVMT 2020 thì dự án có thuê lại kho để hoạt động trong lĩnh vực logicstic thì không thuộc đối tượng lập báo cáo ĐTM. Nhưng với giấy phép môi trường, đăng ký môi trường hay báo cáo công tác BVMT thì triển khai thực hiện theo Luật BVMT 2020, Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
Đối với CTNH hay phế liệu mà công ty đang phát sinh thì cần căn cứ theo Luật BMT 2020 thì việc đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH không còn hiệu lực mà đã tích hợp vào GPMT. Trong trường hợp của Công ty thì nếu có phát sinh CTNH thì cần thực hiện các công việc theo khoản 1 Điều 83 của Luật môi trường:
- Khai báo khối lượng, loại CTNH triển khai thực hiện theo nội dung GPMT hay đăng ký môi trường.
- Phải phân định, phân loại theo từng nhóm riêng biệt, thu gom, lưu giữ riêng, không để lẫn với chất thải không nguy hại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.
- Cần tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật hoặc chuyển giao CTNH cho cơ sở có GPMT để xử lý.
- Mỗi lần chuyển giao CTNH cho đơn vị có chức năng xử lý phải sử dụng chứng từ CTNH (khoản 4 Điều 71 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP).
Đồng thời với tình hình phát sinh, xử lý CTNH, CTR công nghiệp sẽ được tích hợp vào nội dung báo cáo công tác BVMT định kỳ hằng năm của Công ty (Điều 119 của Luật BVMT 2020, Điều 66 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT). Báo cáo công tác BVMT thực hiện theo Mẫu số 5 Phụ lục VI của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT (kỳ báo cáo được tính từ 01/01 đến hết ngày 31/12) của năm báo cáo và gửi đến cơ quan có thẩm quyền theo điểm a khoản 5 Điều 66 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT trước ngày 05/01 của năm tiếp theo.
Công ty B đã có ĐTM nhưng trong thời gian gần đây có thay đổi công nghệ xử lý chất thải so với nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt nhưng không tác động xấu đến môi trường. Vậy trường hợp này có cần lập lại ĐTM không hay chỉ lập hồ sơ đề nghị cấp GPMT? Và Công ty căn cứ theo quy định nào để phân loại dự án đầu tư nhóm A, B, C? Và các quy định trong vận hành thử nghiệm lấy mẫu như thế nào khi dự án không thuộc dự án quy định tại Cột 3 Phụ lục II của Nghị định 08/2022/NĐ-CP?
Theo như nội dung chia sẻ thì Công ty B có thay đổi công nghệ xử lý chất thải so với nội dung báo cáo ĐTM nhưng lại không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nếu trong trường hợp này thì công ty không cần phải lập lại báo cáo ĐTM. Lúc này, họ phải thực hiện theo điểm c khoản 4 Điều 37 của Luật BVMT 2020 phải tự đánh giá tác động môi trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc thay đổi công nghệ xử lý đến môi trường. Trường hợp này chỉ cần tích hợp trong báo cáo đề xuất cấp GPMT.
Quy mô đầu tư của Công ty sẽ được phân loại thành dự án nhóm A, B và C dựa theo các tiêu chí quy định tại Điều 8, 9, 10 của Luật Đầu tư công năm 2019.
Vì Công ty không thuộc dự án quy định tại Cột 3 Phụ lục II của Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì việc quan trắc chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm thì chủ dự án tự quyết định nhưng phải đảm bảo quan trắc ít nhất 3 mẫu đơn trong 3 ngày liên tiếp trong vận hành ổn định công trình xử lý chất thải.
Hiện tại, Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất đã và đang hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp triển khai thực hiện cho nhiều loại hồ sơ quan trọng khác nhau. Nếu bạn cần tư vấn theo Hotline 0938.857.768 để được hướng dẫn các công việc một cách chi tiết, nhanh chóng hơn.