Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Ngành Chăn Nuôi


1648 Lượt xem - Update nội dung: 20-11-2024 15:20

Đã kiểm duyệt nội dung

Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng ở nước ta và là  “trụ cột” của ngành nông nghiệp giúp cung cấp nguồn thực phẩm thiết yếu và giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều nơi chưa kiểm soát tốt chất thải chăn nuôi khiến chất lượng môi trường bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy các cơ sở, trang trại chăn nuôi cần cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Trong nội dung dưới đây, Môi trường Hợp Nhất mời các bạn cùng tham khảo một số giải pháp bảo vệ môi trường ngành chăn nuôi.

Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Ngành Chăn Nuôi

1. Xử lý chất thải chăn nuôi – giải pháp bảo vệ môi trường hàng đầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều nhà khoa học ở nước ta đã cảnh báo nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi hợp lý sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng bởi đây là ngành dễ làm bùng phát dịch bệnh với nhiều vi rút biến thể nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh, không chỉ làm chết vật nuôi mà còn đe dọa đến sinh mạng của con người.

Ví dụ quy trình chăn nuôi lợn tại trang trại: Chọn lợn giống > Chăm sóc, nuôi dưỡng > Xuất chuồng > Vệ sinh chuồng trại

Quy trình chăn nuôi lợn thịt
Quy trình chăn nuôi lợn thịt (ảnh minh họa)

Từ quy trình chăn nuôi trên, ta thấy suốt quá trình chăn nuôi, chất thải phát sinh chủ yếu là phân, nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại, thức ăn thừa, bao bì chứa thức ăn, vỏ thuốc, xác động vật.

Dưới đây là một số giải pháp giúp quản lý bền vững ngành chăn nuôi giúp đảm bảo sự cân bằng giữa kinh tế và môi trường.

1.1. Giải pháp xử lý nước thải chăn nuôi

Nước thải chăn nuôi phát sinh từ các hoạt động sau: Nước tắm gia súc, nước vệ sinh chuồng trại, nước làm mát chuồng trại, nước tiểu của gia súc, nước thải từ hoạt động vệ sinh của công nhân làm việc tại trang trại chăn nuôi. Đầu tư hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi là giải pháp để bảo vệ môi trường.

Tham khảo quy trình xử lý nước thải chăn nuôi tại một trang trại chăn nuôi lợn thịt (hệ thống có công suất xử lý120m3/ngày.đêm):

Nước thải từ chuồng trại > Bể chứa phân > Máy tách phân > Hầm biogas > Hồ lắng 1 > Bể trung gian > Bể lắng 1 > Bể điều hòa > Bể thiếu khí (Anoxic) > Bể hiếu khí (Aerotank) > Bể lắng 2 > Bể keo tụ - Tạo bông > Bể lắng 3 > Bể khử trùng >

Nước thải đạt QCVN 63-MT:2016/BTNMT, cột B > Nguồn tiếp nhận.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi (ảnh minh họa)

Thuyết minh quy trình

- Bể chứa phân: Phân và nước thải sau khi ra khỏi chuồng trại sẽ chảy theo mương bê tông kín có nắp đậy đục lỗ thu gom dẫn về bể chứa phân, sau đó nước thải được chuyển qua máy ép tách phân.

Máy tách phân: Hỗn hợp nước thải + phân được đưa qua máy tách phân để tách phân ra khỏi nước thải. Phân sau khi tách được thu gom và bao chứa và đưa về nơi chứa phân còn nước thải được chuyển về hầm biogas.

Hầm Biogas: Xảy ra quá trình phân hủy yếm khí, các vi sinh vật yếm khí phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải và sản phẩm thu được từ quá trình này là khí biogas. Tiếp theo, nước thải chảy qua hồ lắng 1.

Hồ lắng 1: Lắng các chất lơ lửng sau biogas và ổn định nồng độ các chất ô nhiễm trước khi chảy qua bể lắng 2.

Bể trung gian 1: Loại bỏ chất rắn lơ lửng và tiếp tục ổn định nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải.

Bể lắng 1: Lắng bùn xuống đáy bể, bùn sau lắng sẽ được hút bỏ định kỳ. Sau đó, nước thải chảy qua bể điều hòa.

Bể điều hòa: Điều hòa lưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm trước khi nước thải đi vào các công trình xử lý tiếp theo.

Bể thiếu khí (Anoxic): Diễn ra quá trình khử nitơ trong điều kiện thiếu khí oxi. Để tăng cường hiệu quả xử lý, trong bể có lắp đặt hệ thống phân phối khí đục lỗ và máy khuấy chìm để tăng khả năng xáo trộn nước thải, tăng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh với nước thải nhằm tăng hiệu quả khử nitơ, COD, BOD5. Sau quá trình khử nitơ, nước thải được đưa qua bể xử lý sinh học hiếu khí.

Bể sinh học hiếu khí (aerotank): Vi khuẩn hiếu khí phân hủy các hợp chất hữu cơ trong điều kiện được sục khí liên tục. Quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ được diễn ra theo phản ứng sau: Tế bào vi sinh + Chất hữu cơ + O2 → Tế bào mới + CO2 + H2O.

Bể lắng 2: Lắng bùn xuống đáy bể, một phần bùn được bơm tuần hoàn trở lại cụm bể sinh học, lượng còn lại được đưa sang sân phơi bùn.

Bể keo tụ - tạo bông: Nước thải từ Bể lắng 2 được dẫn sang Bể keo tụ- tạo bông để tách phần cặn còn lại trong nước thải. Tại đây, hóa chất keo tụ được châm vào để xử lý tiếp phần cặn và giảm độ màu (trong trường hợp nước sau sinh học còn độ màu cao).

Bể lắng 3: Lắng phần cặn còn lại sau quá trình xử lý, phần bùn lắng sẽ được bơm sang sân phơi bùn và được đơn vị có chức năng thu gom, xử lý định kỳ.

Bể khử trùng: Châm hóa chất Clorin để tiêu diệt toàn bộ các vi khuẩn gây bệnh đạt quy chuẩn nước thải loại B theo QCVN 62- MT:2016/BTNMT trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

1.2. Giải pháp kiểm soát, xử lý mùi hôi

Bên cạnh việc xử lý nước thải, mùi hôi chăn nuôi cũng cần được xử lý để không gây ảnh hưởng đến môi trường. Mùi hôi từ chăn nuôi thường xuất phát từ các nguyên nhân như do thức ăn chăn nuôi, do chất thải chăn nuôi, do điều kiện thời tiết.

Theo các kết quả nghiên cứu của Viện Chăn nuôi Quốc gia, nồng độ khí H2S và NH3 trong chất thải chăn nuôi vượt ngưỡng cho phép từ 30 đến 40 lần. Đồng thời hiện trạng môi trường không khí xung quanh cũng bị ô nhiễm đáng kể, gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ ở khu vực chăn nuôi mà còn lan rộng ra các khu vực lân cận.

- Đối với mùi hôi từ khu vực chăn nuôi:

  • Vệ sinh chuồng trại mỗi ngày.
  • Sát trùng định kỳ tại các khu vực chuồng trại, đường nội bộ, khu vực hệ thống xử lý nước thải.
  • Phun chế phẩm, vi sinh khử mùi hôi chuồng trại định kỳ;

- Đối với mùi hôi từ bể biogas: Đầu tư hệ thống thu hồi đốt khí biogas.

- Xử lý bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải: Hút bùn định kỳ, đưa ra hố thu và đưa ra bể chứa bùn để phơi.

1.3. Giải pháp xử lý chất thải rắn

- Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Thu gom và lưu chứa trong thùng rác có nắp đậy và được thu gom, xử lý bởi đơn vị có chức năng.

Đối với phân heo và bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải: Phân sau khi tách được cho vào bao, đưa về khu vực chứa; bùn thải được hút định kỳ và đưa về bể chứa, bùn được phơi khô và xử lý định kỳ.

Đối với chất thải nguy hại: Thu gom vào các thùng chứa kín và được đơn vị chức năng đến thu gom và xử lý định kỳ.

1.4. Các giải pháp khác

Ngoài các giải phát trên, các chủ trang trại chăn nuôi có thể tham khảo thêm các biện pháp như sau:

  • Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại phù hợp;
  • Lưu ý về diện tích chuồng nuôi theo quy định;
  • Thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại;
  • Trồng nhiều cây xanh.

2. Nắm rõ các quy định về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Điểm c, Khoản 1, Điều 55 Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 quy định về bảo vệ môi trường chăn nuôi trang trại như sau: “Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường”.

Khoản 3, Điều 56 Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 quy định về chăn nuôi nông hộ phải phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: “Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường”.

Khoản 2, Điều 59, Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 quy định về việc xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại.

Việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được quy định như sau:

- Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản;

- Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng;

- Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

Việc xử lý nước thải chăn nuôi được quy định như sau: “Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường”.

Điều 60, Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 quy định về việc xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ. Chủ chăn nuôi nông hộ phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

  • Có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh;
  • Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

3. Chuyên cung cấp giải pháp bảo vệ môi trường ngành chăn nuôi trọn gói

Bảo vệ môi trường ngành chăn nuôi là công tác quan trọng không chỉ liên quan đến lợi ích của môi trường sống mà còn là vì sự phát triển bền vững, lâu dài, đồng thời đây cũng là trách nhiệm xã hội cần được thực hiện nghiêm túc. Công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghệ Môi trường Hợp Nhất là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp bảo vệ môi trường toàn diện từ hồ sơ môi trường đến các công trình bảo vệ môi trường. Chúng tôi đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường theo đúng quy định của Nhà nước để yên tâm tập trung vào phát triển kinh tế.

Quý Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn, thực hiện hồ sơ môi trường hoặc xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, khí thải xin vui lòng ĐỂ LẠI CÂU HỎI hoặc kết nối qua Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn thông tin cụ thể hơn.

Có thể bạn quan tâm: xử lý nước thải chăn nuôi heo.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(10:08 24-04-2025)
Ô nhiễm không khí và nước thường xuất hiện khi khối lượng than đá sử dụng trên toàn cầu không ngừng gia tăng. Khi ...
(09:33 24-04-2025)
Có một số nhà hàng thuộc trường hợp phải đăng ký môi trường; có một số được miễn đăng ký môi trường và ...
(08:54 23-04-2025)
Các cơ sở chăn nuôi/trang trại cần có biện pháp kiểm soát và quản lý tốt nước thải chăn nuôi không chỉ để bảo ...
(09:03 22-04-2025)
Dù quy mô của bến xe là lớn hay nhỏ cũng cần trang bị hệ thống xử lý nước thải để tuân thủ các quy định của ...
(10:51 21-04-2025)
Các công ty dệt nhuộm cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bảo vệ môi trường, trong đó thực hiện các hồ sơ môi ...
(11:02 19-04-2025)
Theo quy định mới thì các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, y tế, xây dựng và giao thông vẩn tải là 4 ngành cần phải ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768