Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Ngành Gia Công Hàng May Mặc


96 Lượt xem - Update nội dung: 10-12-2024 14:26

Đã kiểm duyệt nội dung

Gia công hàng may mặc được xem là một trong những top ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường bởi quá trình gia công cần sử dụng nhiều loại máy móc khác nhau và tạo ra nhiều loại chất thải như khí thải, nước thải, chất thải rắn. Vì vậy, để phát triển lâu dài, bền vững thì các xưởng gia công cần thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Trong đó không thể thiếu việc kiểm soát và xử lý hiệu quả chất thải. Dưới đây là một số giải pháp bảo vệ môi trường ngành gia công hàng may mặc.

Giải Pháp Bảo Vệ Môi Trường Ngành Gia Công Hàng May Mặc

1. Giải pháp bảo vệ môi trường không khí

Trong quá trình gia công, sản xuất hàng may mặc, khí thải, bụi, bụi vải, khói thải lò hơi là những chất gây tác động đến môi trường không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân làm việc tại nhà xưởng cũng như cộng đồng dân cư sống gần khu vực xưởng gia công. Tùy vào quy mô hoạt động của mỗi nhà xưởng và sản phẩm gia công cụ thể mà mỗi xưởng trang bị hệ thống máy móc gia công khác nhau và khí thải phát sinh cũng khác nhau.

Ví dụ về quy trình gia công hàng may mặc tại một xưởng may: Nhập nguyên – phụ liệu > Giám định nguyên phụ liệu > May mẫu > Kiểm tra mẫu > Xả vải > Trải vải > Cắt > Đánh số > Kiểm tra bán thành phẩm > In logo > May, đóng nút > Ủi > Kiểm tra chất lượng > Đóng gói, vô bao > Dò kim thành phẩm > Đóng thùng > Kiểm tra Final > Xuất hàng

Quy trình công nghệ sản xuất hàng may mặc
Quy trình công nghệ sản xuất hàng may mặc (ảnh minh họa)

Từ quy trình gia công này, có thể thấy bụi, vải vụn phát sinh ở rất nhiều công đoạn (xả vải, trải vải, cắt vải, in ấn, may, đóng gói, vô bao, đóng thùng….). Ngoài ra còn có khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu để vận hành máy móc, thiết bị. Khí thải này gồm có khí VOC, NOx, SO2, CO, bụi,…

Đánh giá chung các tác động của các chất gây ô nhiễm không khí: Mức độ phát thải các chất ô nhiễm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời gian phát thải, nồng độ khí thải. Các loại bụi, khí thải đều có tác động đến sức khỏe con người. Đặc biệt đối với công nhân nếu tiếp xúc thường xuyên thì có thể bị các tác động như mắc bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, gây tổn thương mắt.

Vì vậy, để bảo vệ môi trường, các xưởng gia công hàng may mặc nếu có phát sinh chất thải khí thì cần lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải đạt chuẩn theo hồ sơ môi trường đã được cơ quan Nhà nước phê duyệt.

Lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải

Quy trình công nghệ và thiết bị xử lý bụi, khí thải, bụi vải ở mỗi xưởng gia công sẽ tùy thuộc vào quy mô hoạt động của xưởng, lưu lượng khí thải, công đoạn phát sinh khí thải, đặc trưng ô nhiễm của khí thải.

Chẳng hạn như quy trình xử lý khí thải lò hơi (đốt củi) tại nhà máy gia công hàng may mặc diễn ra như sau:

Khí thải lò hơi > Quạt hút > Bể dập nước > Ống khói

Thuyết minh quy trình

  • Khí thải phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu cấp nhiệt cho lò hơi được thu gom bằng quạt hút và đường ống thu khí đưa về bể dập nước.
  • Bên trong bể dập nước có bố trí một hệ thống béc phun sương bằng inox không gỉ, hệ thống này có nhiệm vụ hấp thụ toàn bộ lượng bụi và khí thải. Bụi trong dòng khí bị chất lỏng giữ lại và thải ra ngoài dưới dạng cặn bùn. Phần bụi này được xả ra ngoài nhờ ống xả bùn.
  • Tiếp theo, khí thải sau xử lý được đưa ra ngoài môi trường thông qua ống khói có. Quá trình này được xem như một quá trình hấp phụ. Chất hấp phụ là dòng chất lỏng, chất bị hấp phụ là bụi và một số khí khác (như CO). Do quá trình hấp phụ này khí CO cung được loại bỏ đáng kể ra khỏi dòng khí. Xả đáy bể lắng định kỳ 1 tháng/lần.
  • Cặn bùn không này chiếm khối lượng rất nhỏ và được thu gom và xử lý chung với tro xỉ đốt củi.

2. Giải pháp bảo vệ môi trường nước

Bên cạnh khí thải, các công đoạn sản xuất cũng phát sinh một lượng nước thải, đặc biệt là tại các xưởng gia công hàng may mặc có công đoạn in ấn, dệt nhuộm làm phát sinh nước thải với đặc trưng ô nhiễm cao. Đối với xưởng gia công hàng may mặc có công đoạn in ấn thì nước thải phát sinh chủ yếu từ công đoạn rửa khung in, vệ sinh các dụng cụ chứa hóa chất, keo). Vì vậy, cần có thiết bị, công trình xử lý nước thải để đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn quy định.

Chẳng hạn đối với xưởng gia công hàng may mặc có công đoạn in ấn thì quy trình xử lý nước thải diễn ra như sau:

Nước thải đầu vào > Bể thu gom > Bể tách dầu > Bể điều hòa > Bể keo tụ > Bể tạo bông > Bể lắng hóa lý > Bể chứa nước sau xử lý > Nguồn tiếp nhận

hệ thống XLNT công suất 250 m3 /ngày
Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống XLNT công suất 250 m3 /ngày của nhà máy (ảnh minh họa)

Thuyết minh quy trình xử lý

- Bể thu gom: Có vai trò thu gom nước thải để chuyển tiếp đến các công trình đơn vị tiếp theo.

Bể tách dầu: Đóng vai trò loại bỏ dầu trong nước thải, nhờ vậy giúp làm tăng hiệu quả xử lý các công trình ở phía sau, lượng dầu mỡ tích tụ trên bề mặt bể sẽ được vớt định kỳ.

Bể điều hòa: Điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải, giúp chúng ổn định trước khi đi vào cụm bể keo tụ, tạo bông.

Bể keo tụ: Thực hiện quá trình keo tụ nhờ vào hóa chất PAC được châm vào bể. Hóa chất này có vai trò nén điện tích các hạt keo trong nước thải. Đồng thời, hóa chất trung hòa pH cũng được châm vào bể để đảm bảo pH ở ngưỡng phù hợp, đảm bảo cho quá trình keo tụ được hoạt động tốt nhất. Các hạt keo sau khi nén điện tích thì có xu hướng liên kết lại với nhau.

Bể tạo bông: Những hạt kết tủa trong bể keo tụ có tỷ trọng thấp và nhỏ cho nên việc tách pha diễn ra rất chậm. Để xử lý lượng cặn từ quá trình trên thì cần thời gian khá lâu để thực hiện việc tách pha do đó để thúc đẩy quá trình tách pha diễn ra một cách mạnh mẽ thì tại bể này sẽ được châm hóa chất A-polymer -một loại cao phân tử với phân tử lớn và có mạch liên kết dài và chặt chẽ nhằm liên kết các hạt bông nhỏ lại với nhau tạo thành những hạt bông to hơn dễ dàng tách ra khỏi nguồn nước thải thông qua quá trình tuyển nổi.

Bể lắng hóa lý: Xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn. Phần bùn lắng này chủ yếu là các bông cặn đã qua quá trình keo tụ - tạo bông. Phần bùn dư sẽ được xả về bể chứa bùn. Nước thải trong phía trên sau đó sẽ chảy đến bể chứa nước sau xử lý.

Bể chứa nước sau xử lý: Nước thải sau bể lắng hóa lý sẽ được lưu trữ tại bể này với thời gian thích hợp.

Bể chứa bùn: Lượng bùn sau khi tách ra khỏi bể lắng hóa lý sẽ được bơm đến bể chứa bùn. Bùn trữ tại đây sẽ được nén và làm giảm bớt độ ẩm và được đem đi xử lý định kỳ.

Ngoài việc đầu tư công trình xử lý nước thải chủ doanh nghiệp cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đảm bảo vận hành hệ thống theo đúng quy trình đã được hướng dẫn, vận hành hệ thống theo đúng công suất thiết kế.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về vận hành.
  • Vận hành, bảo trì máy móc thiết bị trong hệ thống với tần suất phù hợp, thường xuyên theo đúng hướng dẫn của nhà cung cấp.
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để tránh gây tắt nghẽn đường ống.
  • Thiết lập chương trình quan trắc nước thải thích hợp.

3. Các giải pháp bảo vệ môi trường khác

Ngoài khí thải, nước thải, doanh nghiệp cũng nên chú ý đến việc xử lý rác thải đúng cách. Cần có công trình lưu giữ, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại.

Đặc biệt đối với chất thải nguy hại cần được phân loại, lưu chứa theo từng chủng loại, có biển báo, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, được ký hiệu rõ ràng và lưu giữ ở một khu vực an toàn riêng để không lẫn với chất thải không nguy hại. Đồng thời khu vực lưu giữ chất thải nguy hại nên xây bằng nền bê tông, có mái che để tránh tình trạng chất thải nguy hại rò rỉ ra môi trường xung quanh.

Bên cạnh đó, để tăng cường công tác bảo vệ môi trường, các nhà máy gia công hàng may mặc cũng cần:

  • Xây dựng nhà xưởng cao, thông thoáng.
  • Bố trí cửa thông gió và trang bị hệ thống quạt công nghiệp, quạt hút để tăng cường việc thoát hơi hóa chất trong quá trình gia công, sản xuất.
  • Đầu tư máy móc, công nghệ tiến.
  • Ưu tiên sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường.
  • Không tham gia vào xu hướng thời trang nhanh.
  • Trang bị đầy đủ vật dụng bảo hộ lao động cho công nhân như quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang.
  • Trồng cây xanh xung quanh khu vực nhà xưởng.

Trên đây là một số thông tin về giải pháp bảo vệ môi trường ngành dệt may. Không chỉ ngành dệt may, nếu doanh nghiệp hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực nào có phát sinh chất thải ra môi trường cũng cần có biện pháp kiểm soát và xử lý tốt chất thải để đảm bảo an toàn cho môi trường cũng như sức khỏe con người. Đồng thời, đây cũng là quy định bắt buộc trong các văn bản pháp luật hiện nay.

Nếu Anh/Chị sắp đầu tư xưởng gia công hàng may mặc và đang tìm đơn vị chuyên tư vấn, thực hiện hồ sơ môi trường hoặc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường đạt chuẩn, Anh/Chị có thể liên hệ Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn thông tin chi tiết.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(17:06 11-12-2024)
Dịch vụ Vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả sẽ giúp tối ưu chi phí, giúp hệ thống hoạt động ...
(17:00 11-12-2024)
Sản xuất giày dép cũng cần phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải để phục vụ các công đoạn sản xuất và ...
(10:03 11-12-2024)
Nước thải của nhà máy trên là nước thải sinh hoạt, với công suất thiết kế 100m3/ngày.đêm sẽ có chi phí dao động ...
(14:42 10-12-2024)
Chủ đầu tư muốn lắp đặt hệ thống xử lý nước thải với công suất 30m3/ngày để đủ điều kiện được cấp ...
(09:25 10-12-2024)
Tổng hợp một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả và giúp các chủ trang trại nuôi lợn tiết ...
(08:43 10-12-2024)
Để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu, việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768