Giải pháp công nghệ XLNT chế biến thực phẩm
Đã kiểm duyệt nội dung
Việc tiêu thụ và phát sinh nước thải ở các lĩnh vực khác nhau trong ngành công nghiệp thực phẩm cho thấy không chỉ tiêu thụ nhiều nước mà còn thải ra lượng lớn chất thải, đặc trưng nhất BOD, COD và TSS. Để tìm kiếm phương pháp xử lý cần dựa vào chất lượng, lưu lượng và ngưỡng chấp nhận được đối với từng thông số ô nhiễm.
Do đó khi tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải, Hợp Nhất dựa vào đặc tính nguồn thải mà lựa chọn giải pháp quản lý để nâng cao khả năng xử lý từng loại nguồn thải khác nhau.
Giải pháp công nghệ trong phát triển kinh tế tuần hoàn
Các chiến lược kinh tế tuần hoàn dựa vào việc tái sử dụng, tái chế có giá trị đối với tài nguyên nước. Nền kinh tế tuần hoàn cho phép các hoạt động công nghiệp và sản xuất theo hướng bền vững. Đối với phương pháp quản lý tài nguyên mới cho phép tối ưu hóa quy trình trong sử dụng tài nguyên và năng lượng.
Việc áp dụng biện pháp quản lý nước phụ thuộc vào quy trình, đặc tính nước, lưu lượng nước thải phát sinh liên quan đến chất gây ô nhiễm. Hoạt động của các ngành công nghiệp trong tiêu thụ và tạo ra nước thải có mối quan hệ giữa quản lý tiêu thụ nước, sản xuất bền vững và tăng cường bảo vệ môi trường.
Đối với xử lý nước thải giết mổ gia súc gia cầm cần xem xét đến chất hữu cơ, chất dinh dưỡng tải lượng hữu cơ bằng phương pháp xử lý sinh học. Chẳng hạn như bể phản ứng SBR được đánh giá cao vì khả năng loại bỏ thông số ô nhiễm. Còn các phương pháp lý hóa như đông tụ, lọc, tuyển nổi để xử lý dầu mỡ, chất rắn hòa tan so với xử lý sinh học sẽ tốn kém và phức tạp hơn.
BOD, COD, TSS, độ dẫn điện hay TDS cùng tải lượng chất dinh dưỡng trong nước thải đòi hỏi hàng loạt phương pháp xử lý khác nhau để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và tái sử dụng nước thải. Để đạt được mục đích này thì các giải pháp công nghệ mới hứa hẹn mang lại kết quả tốt hơn như đông tụ điện, bể phản ứng kỵ khí dòng chảy ngược bùn hoạt tính, hiếu khí, bể phản ứng sinh học màng cố định.
Để hỗ trợ cho quá trình xử lý sinh học người ta kết hợp cùng phương pháp màng lọc (Nano, thẩm thấu ngược), hấp phụ với hiệu quả loại bỏ cao. Ngoài ra, công nghệ oxy hóa nâng cao như fenton hay điện fenton, xúc tác quang năng lượng mặt trời cũng được sử dụng rộng rãi để xử lý nguồn thải có hàm lượng COD cao.
So với công nghệ sinh học thông thường, hệ thống xử lý SBR, ao/đầm bùn hoạt tính, UASB, bộ lọc kỵ khí ngày càng được cải tiến và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu loại bỏ nito. Mức độ tập trung chất dinh dưỡng cao là điều kiện tiên quyết để nuôi trồng vi tảo và ứng dụng xử lý nước thải chăn nuôi.
Cách kết hợp các giải pháp công nghệ XLNT
Một trong những ưu điểm lớn nhất của hệ thống tích hợp là khả năng xử lý hiệu suất cao để giảm tiêu thụ nước và phát sinh nước thải. Dựa vào chất gây ô nhiễm trong nước để tối ưu hóa chi phí xử lý. Việc tái sử dụng nước làm giảm lượng nước tiêu thụ và tạo ra nước thải đáng tin cậy hơn so với những hệ thống khác. Các thông số vận hành hệ thống XLNT dựa vào nhiệt độ, áp suất, vật liệu,… là những yếu tố xác định ngưỡng chấp nhận. Để lựa chọn chiến lược tốt nhất, điều quan trọng phải xem xét đến đặc tính. Khi lượng chất ô nhiễm tăng lên việc áp dụng kế hoạch quản lý trở nên khó khăn và tốn kém hơn.
Sự hiện diện một loạt chất ô nhiễm hóa học và sinh học trong nước thải làm tăng nhu cầu phát triển màng lọc với hiệu quả loại bỏ chất ô nhiễm hơn. Kim loại nặng cũng được tách khỏi nhờ công nghệ màng nhưng phải phụ thuộc vào vật liệu màng và đặc tính vật lý của chúng. Đồng thời nó cũng tham gia loại bỏ chất hữu cơ, thuốc nhuộm, chất rắn lơ lửng, mầm bệnh, vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh.
Trong số những phương pháp XLNT, việc sử dụng riêng lẻ sẽ thuận lợi và ít tốn kém hơn, tuy nhiên nó lại khá hạn chế và khó khăn đối với nước thải ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Nếu như có bất kỳ vướng mắc nào đối với nguồn thải của mình, bạn hãy liên hệ ngay Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.