Giải pháp công nghệ xử lý nước thải nhà máy giấy
Đã kiểm duyệt nội dung
Ngành giấy bao gồm nhiều quy trình sản xuất để biến gỗ thành nhiều sản phẩm giấy khác nhau. Vì thế nước thải của nó chứa nhiều chất rắn, chất hòa tan, hóa chất độc hại. Cho nên ngoài các quy trình sản xuất, nhiều doanh nghiệp còn xử lý nước thải nhà máy giấy, vận hành lò hơi, thu hồi hơi nước hay tháp làm mát. Đặc biệt người ta đã nỗ lực rất nhiều để tiết kiệm nước và giảm thiểu tác động đến môi trường thông qua nhiều công nghệ XLNT tối ưu.
Những quy trình XLNT cơ bản nhất
Đối với nước thải nhà máy giấy khá phức tạp nên cần trải qua quy trình xử lý nghiêm ngặt gồm xử lý sơ cấp (trung hòa, lọc/lắng), loại bỏ chất rắn lơ lửng và xử lý thứ cấp (phân hủy sinh học) để khử chất hữu cơ. Còn xử lý bậc ba giảm độc tính, màu, mùi, chất hữu cơ, chất lơ lửng.
Trong đó, xử lý sinh học được áp dụng hầu hết ở các HTXLNT nhà máy giấy. Những phương pháp xử lý phổ biến gồm bùn hoạt tính, bể sục khí, công nghệ MBBR, MBR hoặc đôi khi xử lý kỵ khí sau giai đoạn hiếu khí. Các bể sục khí có tác dụng bổ sung oxy hòa tan vào nước thải nhằm tăng cường hoạt động của VSV.
Trong đó hệ thống xử lý thứ cấp thường áp dụng rộng rãi nhất là bùn hoạt tính, nó được dùng trong cả xử lý nước thải ở một số lĩnh vực bệnh viện, y tế, sinh hoạt, công nghiệp,… Ưu điểm của nó đạt hiệu quả cao, quá trình diễn ra được kiểm soát, VSV thích nghi với nước thải. Những bất lợi thường xoay quanh chi phí đầu tư và vận hành cao, chủ yếu liên quan đến năng lượng từ hệ thống sục khí.
Một số giải pháp XLNT khác tối ưu hơn
Công nghệ Ozone/AOP
- Phương pháp này được chứng minh cho kết quả khả quan trong lĩnh vực XLNT vì ozone là chất oxy hóa mạnh, còn UV là kỹ thuật khử trùng tốt nhất.
- Quá trình kết hợp này tăng cường khả năng oxy hóa, liên quan đến hiệu quả và chi phí XLNT.
- Và kết hợp cùng quá trình AOP lại tăng cường khả năng khử chất độc hại ra khỏi nước.
Công nghệ màng (UF, NF, RO)
- Màng lọc giúp tối ưu hóa quá trình, làm sạch nước thải, tái sử dụng nước và thu hồi nhiều chất có giá trị cao.
- Màng lọc là những thiết bị được lắp đặt sẵn, tiện lợi nên tiết kiệm nhiều chi phí đầu tư. Tùy thuộc vào đặc tính của nước thải nhà máy giấy mà lựa chọn màng thích hợp hoặc có thể kết hợp đồng thời nhiều màng với nhau để tăng hiệu suất xử lý.
- Trong đó, lọc nano được coi mang lại nhiều ưu điểm hơn trong việc thu hồi nước, làm sạch phù hợp với những quy định khắt khe trong nhà máy giấy.
Công nghệ màng sinh học MBR
- Mặc dù thường ứng dụng để xử lý nước thải đô thị và công nghiệp nhưng MBR cũng được coi là thích hợp với nước thải ngành giấy.
- MBR có thể tích hợp trong các quy trình để mang lại nước chất lượng, là công nghệ bền vững để XLNT công nghiệp.
- MBR được chứng minh là phương pháp xử lý phù hợp với nguồn thải chứa nhiều chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, khả năng loại bỏ nito, photpho cao
Chất thải hữu cơ xử lý thông qua quá trình phân hủy sinh học bằng phản ứng phân hủy kỵ khí (sản xuất metan) – hiếu khí (bùn hoạt tính). Mặc dù nó khả quan, kinh tế và thân thiện với môi trường nhưng sự có mặt các hợp chất không phân hủy sinh học hầu như lại hạn chế những ứng dụng của chúng.
Do đó mà nhiều cách tiếp cận khác để giải quyết vấn đề này. Quá trình oxy hóa nâng cao, chất keo tụ polyme phân hủy sinh học mới, đông tụ điện hay xúc tác quanh,… được sử dụng như những cách thay thế tạo điều kiện xử lý và tái chế.
Ngành công nghiệp sản xuất giấy vốn dĩ là lĩnh vực hoạt động độc lập vì thế quá trình sản xuất hoàn toàn khác nên những đặc điểm như lưu lượng, thành phần ô nhiễm sẽ không giống nhau. Vì thế mà công nghệ XLNT cũng khác nhau về khả năng xử lý, hiệu quả và tính bền vững, chi phí.
Nếu như bạn cần tư vấn thêm nhiều giải pháp khác thì hãy liên hệ trực tiếp qua Hotline 0938.857.768 của Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất.