Giải pháp để tái sử dụng nước thải có độ màu cao
Đã kiểm duyệt nội dung
Đặc trưng của nước thải chứa độ màu cao
Nước thải có độ màu cao phát sinh chủ yếu từ các ngành như dệt nhuộm, dệt may, hóa chất, mực in, thuộc da… với hàm lượng cao và chứa không ít chất độc hại, hóa chất nguy hiểm đe dọa đến môi trường và hệ sinh thái nếu không được xử lý kịp thời.
Đối với các nhà máy sản xuất có quy mô lớn, phương pháp xử lý phổ biến nhất là ứng dụng công nghệ hóa lý kết hợp với sinh học. Ưu điểm của phương pháp này là loại bỏ chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học nhưng lại không thể loại bỏ độ màu, cùng nhiều hợp chất bền sinh học khác. Vì thế đòi hỏi họ phải ứng dụng thêm phương pháp oxy hóa nâng cao khiến chi phí xử lý tăng cao gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp.
Với nhu cầu tái sử dụng nước, xử lý nước thải cho các ngành dệt nhuộm, dệt may,… đòi hỏi phải phát triển nhiều ý tưởng về việc xây dựng HTXLNT tối ưu đảm bảo chất lượng xả thải an toàn nhất. Điều mà các nhà khoa học quan tâm là hiệu quả xử lý của những công nghệ mới có vượt trội hơn so với các công nghệ truyền thống hay không. Do đó mà có không ít nghiên cứu liên quan đến việc xử lý nước thải có độ màu cao.
Tái sử dụng nước thải cho quy trình sản xuất
Một trong những trở ngại lớn nhất khi thiết kế HTXLNT là xác định chính xác đặc trưng từng nguồn nguyên, vật liệu sản xuất của từng ngành nghề. Chẳng hạn như thành phần, tính chất nước thải dệt nhuộm thay đổi phụ thuộc vào từng giai đoạn sản xuất như tẩy trắng, nhuộm, sợi tổng hợp,… Còn xử lý nước thải mực in phát sinh từ công đoạn vệ sinh thiết bị máy móc chứa nồng độ chất ô nhiễm rất cao làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước cản trở quá trình oxy hóa chất hữu cơ của quần thể VSV.
Tuy nhiên, điểm chung của loại nước thải này là khá phức tạp, chứa nhiều chỉ tiêu đặc trưng như nhiệt độ, pH, độ màu cao và chất rắn lơ lửng, BOD5, COD đều ở mức khá cao.
Nước thải có độ màu cao không chỉ chứa thuốc nhuộm, hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học mà còn chứa nhiều hóa chất độc hại. Một hệ thống riêng lẻ không thể xử lý hết các vấn đề trong nguồn thải mà cần kết hợp với nhiều bộ lọc khác nhau như bể keo tụ - tạo bông, bể lọc sinh học hiếu khí – kỵ khí, màng vi lọc, thẩm thấu ngược. Mỗi hệ thống sẽ có những đặc trưng riêng biệt và cần tích hợp các bước xử lý chuyên dụng đối với từng loại nguồn thải.
Tái sử dụng nước thải thành công cho quy trình sản xuất
- Nước thải được loại bỏ độ màu tại bể keo tụ - tạo bông nhờ sử dụng phèn nhôm và phèn sắt.
- Bể lắng vách nghiêng có tác dụng loại bỏ các bông cặn và cân bằng tỷ lệ COD:N:P = 150:5:1 để tạo điều kiện cho vsv thiếu khí và hiếu khí phát triển.
- Bể lọc sinh học kỵ khí có khả năng xử lý màu nước thải với sự tham gia của vật liệu lọc là xơ dừa hoặc than hoạt tính. Đồng thời, bùn hoạt tính được tuần hoàn trong bể để tăng hiệu quả xử lý của VSV.
- Bể lọc sinh học hiếu khí có tác dụng loại bỏ nồng độ nhu cầu oxy hóa học có sự tham gia của máy thổi khí để cung cấp nguồn oxy cần thiết cho VSV.
- Màng vi lọc với tấm phẳng đặt chìm trong bể giúp tăng hiệu quả xử lý màu và nồng độ nhu cầu oxy hóa học. Máy thổi khí hoạt động liên tục để cấp khí cho VSV phát triển.
- Nước thải tiếp tục đi qua hệ thống thẩm thấu ngược. Tại đây, nước thải sau xử lý được tái sử dụng lại cho các quy trình sản xuất như nhuộm, in,… Còn phần nước đục hơn được xử lý nâng cao loại bỏ hết độ màu và chất nguy hại trước khi thải ra ngoài môi trường.
Với hệ thống xử lý mới này, người ta còn kết hợp thêm nhiều phương pháp xử lý nước thải khác để tăng hiệu quả xử lý nguồn thải có độ phức tạp cao. Với những tín hiệu khả quan, hệ thống có thể áp dụng rộng rãi, tạo tiền đề quan trọng để xây dựng nền công nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường hơn.
Chi tiết xin truy cập website: moitruonghopnhat.com để biết thếm thông tin!