Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm từ than đá
Đã kiểm duyệt nội dung
Than đá thuộc một loại nguyên liệu hóa thạch để sản xuất năng lượng đã và đang gây thiệt hại to lớn đến môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí làm tăng sự nóng lên toàn cầu. Vậy việc khai thác – sử dụng than ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? Giải pháp nào giảm ô nhiễm từ các giải pháp hạn chế sử dụng than có mức phát thải lớn?
Các phương pháp giảm thiểu khí thải từ than
Hiện nay, các ngành công nghiệp than tìm các biện pháp giảm lưu huỳnh và tạp chất từ than. Họ cũng tìm ra nhiều giải pháp hiệu quả hơn để làm sạch than sau khi khai thác và người tiêu thụ than sử dụng với hàm lượng lưu huỳnh thấp.
Đồng thời, người ta còn tăng cường xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện thông qua thiết bị khử lưu huỳnh trước khi nó xả thải qua ống khói. Ngoài ra, ngành công nghiệp than còn phát triển nhiều công nghệ khác nhau để loại bỏ tạp chất khỏi than hoặc tiết kiệm năng lượng hơn, giảm thiểu lượng than đốt trên một đơn vị năng lượng hữu ích trong quá trình sản xuất.
Các thiết bị sử dụng có tác dụng khử SO2, NOx, chất dạng hạt, giảm phát thải thủy ngân từ một số loại than. Nhiều nhà khoa học cũng nghiên cứu thêm nhiều phương pháp mới để giảm phát thải thủy ngân từ các nhà máy nhiệt điện đốt than. Trong đó nổi bật là cách thu giữ cacbon phương pháp này có khả năng tách CO2 khỏi nguồn phát thải và thu hồi chúng thành nguồn tập trung. Khí CO2 sau đó được bơm vào lòng đất để lưu trữ vĩnh viễn hoặc cô lập trong khoảng thời gian dài.
Bên cạnh đó, tái sử dụng hay tái chế cũng giảm thiểu tác động đến môi trường từ việc sản xuất và sử dụng than. Môi trường đất được sử dụng để khai thác than sẽ được cải tạo và sử dụng trong các bãi rác, sân gon. Còn những sản phẩm thải sẽ thu giữ để tái sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất xi măng, thạch cao tổng hợp.
Các tác động từ khai thác – sử dụng than
Than là nguồn nhiên liệu dồi dào tương đối rẻ để sản xuất và chuyển đổi thành năng lượng nhưng quá trình sản xuất và sử dụng than lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Các mỏ khai thác than ảnh hưởng đến cảnh quan, hoặc mặt đất trên khu vực khai thác có thể bị sụp đổ, nước thải thường có tính axit thoát ra hầm mỏ dưới lòng đất. Còn khí metan xuất hiện trong khu vực khai thác rất dễ bị phát nổ, chưa kể nó còn đóng vai trò như khí thải nhà kính làm trái đất nóng dần lên.
Trong đó phải kể đến than đá, một loại nhiên liệu hóa thạch được phân thành 3 loại chính gồm than non, than bitum và than antraxit được tìm thấy ở nhiều nơi với hàm lượng cacbon và năng lượng nhiệt khác nhau. Thế nhưng bất kể loại nào thì than đều gây hại với môi trường vì chúng chứa nhiều cacbon và dễ phát thải khi đốt cháy.
Than được khai thác bằng cách dùng máy móc thiết bị khai thác sâu vào lòng đất và khai thác trên bề mặt bằng cách loại bỏ lớp đất đá để tiếp cận với mỏ than bên trong. Cả 2 quá trình này đều ít nhiều gây ô nhiễm toàn bộ hệ sinh thái môi trường.
Khí thải do đốt than thường chứa SO2, NOx, CO2, thủy ngân, kim loại nặng, tro bay và tro đáy. Trước đây tro bay thải vào không khí qua ống khói nhưng theo quy định thì nó phải được thu giữ bằng thiết bị kiểm soát ô nhiễm. Hiện nay, tro bay, tro đáy được lưu trữ tại các nhà máy nhiệt điện hoặc bãi chôn lấp. Tuy nhiên ô nhiễm từ các bãi lưu giữ nàu lại ảnh hưởng đến mạch nước ngầm hoặc một lượng lớn tro than bị vỡ ra trở thành mối quan tâm đối với môi trường xung quanh.
Với những tác động đến môi trường, người ta lựa chọn thay thế giải pháp sạch hơn, chi phí thấp như khí tự nhiên, năng lượng tái tạo cùng nhiều công nghệ tiết kiệm năng lượng hấp dẫn và giảm phát thải hơn.
Liên hệ ngay Công ty môi trường Hợp Nhất để biết thêm nhiều giải pháp xử lý khí thải - nước thải - nước cấp,...!