Giải pháp khử hợp chất chứa mùi khí thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Những quy định về kiểm soát khí thải và mùi khó chịu ngày càng được nâng cao. Các hệ thống quản lý môi trường ngày càng quan tâm và chú trọng hơn để đạt được mức tiêu chuẩn cho phép. Các phương pháp kiểm soát môi trường thân thiện hơn với môi trường ngày càng được phát triển nhiều giải pháp. Mùi hôi cùng với VOC nồng độ lớn trong nhiều nguồn thải gây ra những hạn chế đối với việc đề xuất giải pháp xử lý khí thải tối ưu nhất.
Các thành phần chứa mùi trong khí thải
Chất độc hại trong khí thải ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên và do con người gây ra. Các hợp chất chứa mùi hôi phát sinh chủ yếu từ các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nhà máy xử lý nước thải, bãi chôn lấp, nhà máy chế biến thực phẩm,… việc phát thải mùi hôi ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường và sức khỏe con người. Tiếp xúc lâu với hợp chất chứa mùi thường gây ra các bệnh về trầm cảm, căng thẳng, mệt mỏi, bệnh đường hô hấp,…
Một số hợp chất có mùi trong khí thải công nghiệp phải kể đến như amin, H2S, NH3, HCl, SO2,… Do đó cần xác định nguồn phát thải độc hại, đánh giá tính chất của mùi (nồng độ, tốc độ phát thải), hiệu quả công nghệ ứng dụng.
Xử lý mùi hôi khí thải bằng cách nào?
Hấp thụ chất độc hại
Quá trình hấp thụ chủ yếu dùng dung dịch để tăng khả năng tiếp xúc giữa thể khí và thể lỏng với mục đích tách các thành phần hỗn hợp chất độc hại. Hấp thụ không đòi hỏi phải đầu tư chi phí cao cũng như phương tiện vận hành phức tạp. Ưu điểm tốt nhất của nó là loại bỏ hợp chất khí có mùi hôi hiệu quả.
Hấp thụ trái ngược với hấp phụ diễn ra trong toàn bộ thể tích chất hấp thụ, phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc giữa khí cần xử lý và chất hấp thụ cùng khả năng hòa tan của nó. Việc lựa chọn chất hấp thụ, thiết kế hệ thống cùng nhiều thông số ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của quá trình hấp thụ. Quá trình hấp thụ hóa học thường hiệu quả hơn đối với hấp thụ vật lý vì nó tạo ra sự phân hủy chất bị hấp phụ.
Hấp thụ hợp chất chứa mùi
Chất chứa mùi hôi được giữ lại trên bề mặt của chất hấp phụ bao gồm sự liên kết các phân tử khí trên bề mặt phân tử rắn. Hấp phụ cũng được phân chia thành quá trình hóa học (phản ứng hóa học) và vật lý (lực vander Waals). Khả năng hấp phụ sẽ phụ thuộc vào loại, cấu trúc, kích thước và đặc tính chất hấp phụ.
Cacbon hoạt tính, oxit nhôm, silica và zeolit thường được dùng làm chất hấp phụ. Chất hấp phụ phải được tái sinh bằng cách giải hấp đòi hỏi cung cấp nguồn năng lượng đáng kể hoặc dung môi. Quá trình hấp phụ thường kết hợp cùng nhiều quy trình khác như khử mùi bằng khí sinh học cho phép loại bỏ chất ô nhiễm mùi xuống ngưỡng cho phép.
Trung hòa hợp chất có mùi
Việc đốt cháy là giải pháp trung hòa dựa vào quá trình xử lý hóa lý với những phản ứng nhanh từ quá trình oxy hóa hóa học. Các kỹ thuật cơ bản của trung hòa khí thải bao gồm:
- Đốt trực tiếp: phù hợp với loại khí có hàm lượng chất ô nhiễm cao thường tạo ra các thành phần khí thải như oxit nito, oxit cacbon, dioxin, hydrocacbon.
- Đốt cháy xúc tác: quá trình này diễn ra ở nhiệt độ thấp. Việc đốt cháy xúc tác cho phép dòng khí tiếp xúc với chất xúc tác ở nhiệt độ tăng.
- Đốt nhiệt: diễn ra ở nhiệt độ cao thường được thêm khí tự nhiên mà không dùng chất xúc tác tuy nhiên nó tốn nhiều năng lượng và thời gian.
Việc khử mùi bằng quá trình oxy hóa nhiệt thích hợp cho nhiều loại khí. Các sản phẩm sinh ra được trung hòa trong các giai đoạn xử lý tiếp theo. Chất xúc tác được sử dụng để giảm phát thải amoniac, amin, hydro sunfua, benzen, toluen,… khử mùi bằng quá trình đốt cháy cần cân bằng các yếu tố như nồng độ oxy thích hợp.
Để biết thêm nhiều giải pháp để xử lý môi trường khác, bạn đọc có thể liên hệ tới Công ty dịch vụ môi trường để nhận tư vấn!