Giải pháp môi trường cho lĩnh vực dệt may
Đã kiểm duyệt nội dung
Lĩnh vực dệt may ở Việt Nam chiếm thị phần trên thị trường khá lớn, không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà còn thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Thế nhưng ngành này không chỉ sử dụng nhiều năng lượng mà mức độ gây ô nhiễm môi trường cũng khá cao.
Quy mô sản xuất lớn đã khiến tải lượng ô nhiễm ngày càng phức tạp do đó mà nhiều địa phương cũng đã thẳng thừng từ chối các dự án đầu tư lớn nếu họ không có kế hoạch xử lý môi trường trước khi dự án đi vào hoạt động.
Chất thải từ ngành dệt may
Nhiều văn bản luật đã yêu cầu các doanh nghiệp dệt may phải thiết kế HTXLNT đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trước khi xả thải nhưng tỷ lệ này hầu như vẫn ở mức thấp. Với mức độ phức tạp như vậy, mỗi trạm xử lý nước thải bắt buộc phải có công suất lớn, hiện đại và ứng dụng công nghệ xử lý vượt trội. Một số doanh nghiệp vì “ngại” về vấn đề chi phí nên chỉ vận hành hệ thống ở mức cơ bản đối phó với cơ quan quản lý môi trường kiểm tra.
Hiện nước ta có hàng trăm doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực dệt nhuộm, dệt may với nhiều dây chuyền sản xuất lớn. Tuy nhiên công tác quản lý và kiểm soát vẫn chưa được khai thác hiệu quả vì chỉ một số ít doanh nghiệp mới chỉ áp dụng dây chuyền công nghệ hiện đại tự động hóa còn lại vẫn sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu.
Hiện nay, ngành này các hướng đến mục tiêu xanh hóa bằng cách cải thiện chất lượng sản phẩm sử dụng nguồn năng lượng mới, cải thiện chất lượng nguồn thải và tăng cường xử lý chất thải bằng phương pháp vượt trội.
Quá trình đốt cháy nhiên liệu như dầu DO, FO là tác nhân gây ra ô nhiễm không khí như bụi than, dioxit lưu huỳnh, oxit nito, oxit cacbon, hydrocacbon. Trong đó nghiêm trọng nhất phải kể đến SO2 với thành phần và nồng độ ô nhiễm luôn ở mức cao.
Ô nhiễm nguồn nước là vấn đề hết sức nghiêm trọng, mặc dù nhiều doanh nghiệp tập trung xử lý nước thải dệt nhuộm nhưng hầu như chưa được hiệu quả vì mức độ ô nhiễm quá cao. Nhiều vật liệu sử dụng như thuốc nhuộm, hóa chất, kim loại nặng, amoniac,… là những trở ngại khiến công tác kiểm soát nguồn thải gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp.
Làm thế nào để xử lý chất thải dệt may?
Tăng cường XLNT dệt may
Đối với nước thải dệt nhuộm có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý như hóa lý kết hợp với lọc, sinh học hiếu khí hoặc lọc than hoạt tính có tác dụng loại bỏ và thu giữ lượng thuốc nhuộm lớn. Với nguồn thải phức tạp như vậy thường yêu cầu sử dụng lượng hóa chất lớn để loại bỏ màu nên chi phí mua hóa chất, vận hành thường là trở ngại đối với các đơn vị.
Với những hạn chế trên, người ta cũng bắt đầu nghiên cứu và sử dụng nhiều giải pháp công nghệ mới như Fenton hóa, ozone hóa hoặc điện hóa. Những phương pháp này sẽ kết hợp đồng thời với các quy trình xử lý thông thường để nâng cao hiệu suất xử lý. Chúng mang tính đột phá khi xử lý nhiều thành phần, màu, thuốc nhuộm mà ít sử dụng hóa chất hơn, lượng bùn thải ra ít nên giảm chi phí vận hành đáng kể.
Quy định về lắp đặt trạm quan trắc khí thải tự động
Đối với nguồn thải có quy mô xả thải lớn bắt buộc phải có hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục với các thành phần ô nhiễm trong khí thải. Hệ thống phải được thiết kế, lắp đặt và vận hành đảm bảo đúng thông số quan trắc. Việc bố trí trạm quan trắc phải ổn định, được kiểm định, hiệu chuẩn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
Hiện XLNT lĩnh vực dệt may, dệt nhuộm không hề đơn giản đòi hỏi đơn vị xử lý phải có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Nếu như bạn cần hỗ trợ tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải thì hãy liên hệ ngay Công ty môi trường xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.