Giải pháp NDC giảm 9% lượng khí thải CO2
Đã kiểm duyệt nội dung
Dự kiến 9% khí thải nhà kính ở Việt Nam sẽ được giảm vào năm 2030 khi ứng dụng một số giải pháp xử lý khí thải CO2 trong công cuộc ứng phó và chống biến đổi khí hậu theo xu hướng của toàn cầu.
NDC - giải pháp để giảm khí thải nhà kính
Để thích ứng với các nhiệm vụ liên quan đến chiến lược chống biến đổi khí hậu, mới đây nhất vào ngày 24/07 vừa qua, Thủ tưởng Chính phủ đã phê duyệt NDC – Đóng góp do quốc gia tự quyết định. Đây là giải pháp được dự báo là sẽ giảm được 9% tổng lượng khí thải nhà kính phát sinh giai đoạn từ 2021 – 2030 nhằm hướng tới mục tiêu giảm thiểu tối đa những thiệt hại do BĐKH gây ra ở tương lai gần.
So với kịch bản phát triển ban đầu thì giải pháp NDC được đưa ra có khả năng giảm tỷ lệ phát thải các nguồn ô nhiễm. Nếu thực hiện tốt, toàn nước có thể đạt được những mục tiêu:
- Giảm thêm 21.2 triệu tấn khí thải CO2, cụ thể là giảm 83.9 triệu tấn CO2 (trước đó là 62.7 triệu tấn). Tức là NDC giảm 9%, tăng thêm 1 % so với kế hoạch phát triển ban đầu đã đề ra.
- Nếu có sự hỗ trợ quốc tế, NDC có thể giảm 250.8 triệu tấn khí thải CO2 so với 198.2 triệu tấn ban đầu đề ra thì tức là NDC giảm thêm được 52.6 triệu tấn khí thải CO2
Theo đó, kế hoạch được NDC nêu ra cũng sẽ xác định được một số nhiệm vụ mang tính chiến lược trong công cuộc chống BĐKH, cụ thể như sau:
- Nâng cao được khả năng thích ứng với các cuộc biến đổi khí hậu
- Nâng cao năng lực quản lý nguồn lực về BĐKH
- Cải thiện khả năng chống chịu và thích ứng với BĐKH của cộng đồng dân cư cũng như hệ sinh thái
- Giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, BĐKH
- Nâng cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với những hiện tượng cực đoan của khí hậu trong toàn xã hội
Trên thực tế thì, tổng lượng khí thải CO2 phát sinh ở nước ta chỉ chiếm khoảng 0.5 tổng lượng khí thải CO2 trên toàn cầu (số liệu được thống kê vào năm 2014). Theo con số này thì mỗi người dân nước ta phát thải khoảng 2.84 tấn khí thải CO2.
Hiện nay, nước ta đã và đang thực hiện kế hoạch phát triển một nền kinh tế xanh để vừa giảm thiểu lượng khí thải nhà kính trong mọi lĩnh như: sản xuất công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp, giao thông vận tải đường bộ - đường thủy,…Và tất nhiên, chúng ta cũng ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến để xử lý môi trường trong các lĩnh vực này.