Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Giải pháp quản lý môi trường tại đảo Cát Bà


2847 Lượt xem - Update nội dung: 01-07-2020 08:47

Đã kiểm duyệt nội dung

Mặc dù chất lượng nước ven bờ đảo Cát Bà có nhiệt độ ổn định nhưng nước biển lại bị ô nhiễm do các chất hữu cơ làm tiêu hao oxy hòa tan trong nước. Các thông số như BOD5, COD đều vượt quá giới hạn cho phép. Chất lượng trầm tích khu vực ven đảo hầu như vẫn chưa được quan tâm. 

Trầm tích ở bãi triều Phù Long có độ muối và nồng độ pH và hàm lượng lưu huỳnh cao nên có khả năng sinh phèn còn chất dinh dưỡng photpho, nito ở mức trung bình. Còn trầm tích ở Phù Long bị ô nhiễm kim loại nặng như Cu, Hg và có nguy cơ ô nhiễm bởi Zn và Dieldrin. Vậy các nguồn phát thải gây ô nhiễm ở đâu? Cách quản lý và xử lý môi trường tại đảo Cát Bà diễn ra như thế nào? Chính sách quy hoạch, giải pháp công nghệ trong BVMT?

Các nguồn gây ô nhiễm môi trường chính

Đối với khí thải

Một số nguồn phát thải chính trên đảo Cát Bà chủ yếu do các phương tiện giao thông như ô tô xe khách, xe ca, xe máy, khí thải tàu du lịch và tàu đánh cá. Lượng khí thải phát sinh từ các loại hình giao thông đường thủy và đường bộ tại đảo Cát Bà tăng lên từ 1,4 – 1,5 lần. Đến năm 2020, lượng bụi lơ lửng, SO2, NOx tăng từ 5,7 – 6,8 lần và hàm lượng CO, VOC sẽ tăng lên từ 1,9 – 2,2 lần.

Giải pháp quản lý môi trường tại đảo Cát Bà

 

Đối với nước thải

Xử lý nước thải trong sinh hoạt hoặc nước thải từ các hoạt động tại bến cảng ở Cát Bà vẫn chưa được chú trọng thu gom và xử lý đúng cách. Và các nguồn gây ô nhiễm bao gồm:

  • Nước thải sinh hoạt: chủ yếu là nước thải từ các khu dân cư và khách du lịch đến đảo tham quan, nghỉ dưỡng. Ở đây có hơn 15 nghìn người sinh sống với gần 1 triệu lượt khách tham quan mỗi năm. Vì thế các cơ sở lưu trú xuất hiện ngày càng nhiều phát sinh nhiều chất thải ô nhiễm như chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và cặn bẩn.
  • Nước thải từ các bến bãi và tàu thuyền: đảo Cát Bà có nhiều bến tàu và cảng cá có khả năng tiếp nhận 800 tàu với công suất 400 – 500 CV. Ngoài ra đây cũng là nơi tránh, trú bão của nhiều tàu thuyền, có khi số lượng hơn 1 nghìn chiếc. Lượng nước thải từ các tàu thuyền này phát thải khoảng 30.000 m3 nước thải mỗi năm.
  • Nước thải từ các hộ nuôi thủy sản: có đến 40% diện tích tự nhiên các xã ven đảo có khả năng nuôi thủy sản. Ngành này cũng dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của khu vực với kinh ngạch xuất khẩu khá cao. Nhưng công tác xử lý nước thải thủy sản lại khá lỏng lẻo một phần vì lượng nước thải quá lớn, ước tính khoảng 80.000 m3 mỗi năm. Chất thải từ hoạt động nuôi thủy sản chiếm từ 7 – 12%.
  • Nguồn thải từ hoạt động nông nghiệp: lượng hóa chất và thuốc trừ sâu sử dụng hằng năm vượt khoảng 3 tấn. Nước thải chăn nuôi từ các hộ gia đình chiếm khoảng 38 – 51% chất thải đưa vào vùng nước ven đảo.

Đối với chất thải rắn

Năm 2020, lượng chất rắn trên đảo tăng lên khoảng 2,51 lần. Các bãi rác đều trong tình trạng quá tải, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nguyên nhân là do các bãi rác xây dựng lâu năm, thiết kế không đúng tiêu chuẩn, không xử lý nước thải và khí thải nên các điểm nóng môi trường xuất hiện ngày càng nhiều. Nguồn phát sinh chất thải rắn chủ yếu từ khu dân cư, hoạt động du lịch và sinh hoạt gồm rác thải xây dựng, rác thải nuôi trồng thủy sản và rác thải đường phố.

Các giải pháp xử lý môi trường hiệu quả

Về giải pháp quy hạch BVMT

  • Đảo Cát Bà không còn khả năng nuôi trồng thủy sản vì thế sẽ tập trung mở rộng quy mô sang vịnh Lan Hạ, Cạp Gù,… và cần xác định sức chịu chịu tải trong từng thủy vực tương ứng. Không phát triển ồ ạt mà chuyển sang nuôi nhuyễn thể nhằm tăng khả năng tự làm sạch của nguồn nước.
  • Để phát triển du lịch cần nâng cao chất lượng dịch vụ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và lồng ghép các hoạt động BVMT .

Giải pháp quản lý môi trường tại đảo Cát Bà

 

Về giải pháp công nghệ

Vì một số công nghệ trên đảo còn lạc hậu và xử lý sơ sài, vì thế để giải quyết ô nhiễm môi trường thì đảo Cát Bà cần:.

  • Mặc dù nhà máy xử lý nước thải có công suất 1.400 m3/ngày đêm nhưng cần thu gom và xử lý nước thải ô nhiễm sơ bộ trước khi thải ra ngoài môi trường.
  • Cần xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh theo công nghệ ủ áp dụng phương pháp chế biến rác thải hữu cơ thành phân bón cho cây trồng.
  • Thường xuyên quan trắc môi trường như nước ngầm, nước mặt, nước biển ven bờ, nước thải, không khí hay trầm tích.

Về giải pháp chính sách, thể chế

  • Chính quyền địa phương cần xây dựng các quy chế áp dụng công nghệ xử lý nước thải khu dân cư, khu neo đậu tàu thuyền, cơ sở dịch vụ ven bờ.
  • Để phát triển cảng biển cần lập đánh giá tác động môi trường theo quy định phù hợp với nguồn tiếp nhận.

Về giải pháp giáo tục, tuyên truyền

  • Thay đổi tư duy phát triển kinh tế theo hướng phát triển bền vững.
  • Tăng cường tuyên tuyền và nâng cao ý thức người dân về BVMT.
  • Tăng cường hợp tác quan hệ quốc tế để tận dụng sự giúp đỡ về tinh thần và vật chất để BVMT đảo Cát Bà.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(15:51 20-06-2025)
Nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải là việc làm cần thiết đối với những hệ thống đã hoạt động lâu ...
(11:10 18-06-2025)
Công ty Môi trường Hợp Nhất từ lâu đã được biết đến là một trong những công ty cung cấp dịch vụ môi trường ...
(08:38 18-06-2025)
Để ứng phó với tình trạng nước nhiễm mặn, nước lợ tại nhiều địa phương, đặc biệt là vào mùa khô: nhiều ...
(15:47 17-06-2025)
Khi các nhà máy xử lý nước thải hoạt động không hiệu quả và thường gây ra nhiều tốn kém. Sự kết hợp của ...
(10:39 16-06-2025)
Với nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng cao trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ xử lý nước cấp tại Bình Dương ...
(08:55 11-06-2025)
Hệ thống xử lý nước tinh khiết không chỉ giúp ngăn ngừa cặn bẩn, ăn mòn mà còn giảm thiểu rủi ro nhiễm khuẩn ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768