Giải pháp thay thế nhiệt điện than trong sản xuất
Đã kiểm duyệt nội dung
Để giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm do nhiệt điện than gây ra, các quốc gia làm thế nào để chống lại những tác động tiêu cực này gây ra. Dưới đây là những yêu cầu và quy định khuyến khích sự phát triển năng lượng tái tạo cũng như giảm việc lệ thuộc quá nhiều vào than đá của các quốc gia để phù hợp hơn với cam kết trong Thỏa thuận Paris.
Nhiệt điện than sản xuất các ngành công nghiệp
Nguồn năng lượng trên thế giới chủ yếu phát triển nhờ nguồn nguyên vật liệu than đá, chúng được ứng dụng khá rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất. Thế nhưng than đá lại chính là nguồn gây ô nhiễm môi trường cao nhất trong các loại nhiên liệu hóa thạch.
Các nhà máy nhiệt điện than đóng góp đến 30% lượng khí thải CO2 toàn cầu. Than là nguồn phát thải nhiệt hạt vật chất siêu nhỏ, chất độc hại như oxit nito, lưu huỳnh. Nguồn khí thải này tạo ra lượng khí khổng lồ khiến trái đất nóng lên, biến đổi khí hậu vì hàm lượng khí CO2 và CH4 quá lớn.
Nếu không có các biện pháp xử lý khí thải tốt thì các hạt bụi tro than chứa nhiều chất độc hai như thủy ngân, chì, kim loại nặng, bụi mịn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như hen suyễn, tổn thương não, vấn đề tim mạch, rối loạn thần kinh và thậm chí là ung thư. Với những tác động tiêu cực của than đá đến môi trường và sức khỏe, Thỏa thuận khí hậu Paris kêu gọi các quốc gia ngừng khai thác và sử dụng than đá.
Thụy Điển, Áo, Bỉ là 3 quốc gia đầu tiên tiên phòng ngừng sử dụng than đá để sản xuất điện. Dự kiến đến năm 2025, 6 quốc gia châu Âu cũng lên kế hoạch đóng cửa toàn bộ nhà máy điện than như Pháp, Slovakia, Bồ Đào Nha, Anh, Ailen và Italia. Và đến năm 2030, các quốc gia như Hy Lạp, Phần Lan, Hà Lan, Hungary và Đan Mạch cũng lên kế hoạch ngừng sử dụng than đá.
Bên cạnh lợi ích ngừng sử dụng than đá để loại bỏ tiêu cực đến môi trường nhưng đối với nhiều quốc gia lại là điều không hề dễ dàng. Than đá thường là nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú với chi phí vô cùng rẻ nên để ngừng sử dụng nó sẽ khiến nhiều quốc gia kém hoặc đang phát triển gặp không ít khó khăn.
Nhiệt điện than ở khu vực châu Phi và châu Á có sự phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua. Khu vực Nam Phi tạo ra khoảng 94% sản lượng điện; ở Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 70 – 75%. Vì ưu điểm có giá thành rẻ nên nhiệt điện than giúp người dân nghèo tại khu vực đang phát triển tiếp cận nhanh với nền kinh tế hiện đại hơn.
Đặc biệt ở Nhật Bản, số lượng nhà máy nhiệt điện than ở đây khoảng 140 nhà máy và sản lượng điện than cung cấp chiếm 32%. Vì thế mà Nhật Bản tiến hành cải tiến công nghệ và xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.
Thời điểm năng lượng tái tạo lên ngôi
Chính phủ Indonesia bắt buộc phải hành động để giảm sức ép dư luận
Indonesia là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi tình trạng ô nhiễm không khí liên quan đến than đá ngày càng nghiêm trọng. Người dân cũng vì thế mà nhận thức ngày càng tăng cao về tác động tiêu cực của ngành công nghiệp than đá với hành động giải quyết để BVMT.
Sự kiện nổi bật bắt nguồn từ người dân sống xung quanh nhà máy nhiệt điện than ở Winong tố cáo nhà máy làm ô nhiễm không khí và cạn kiệt nguồn nước. Dưới sức ép của dư luận, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đưa ra thông báo sẽ giảm sử dụng than đá và thay vào đó sẽ tập trung nguồn năng lượng tái tạo. Mặc dù động thái này đi ngược với chính sách phát triển vào nguồn tài nguyên rẻ và sẵn có nhưng nó lại đi đúng hướng với Thỏa thuận Paris về giảm khí thải CO2.
Với chiến lược chuyển đổi than đá sang nguồn năng lượng tái tạo mang tính quyết định Indonesia hoàn thành mục tiêu giảm thiểu lượng khí CO2 trên toàn cầu, kích thích và thúc đẩy doanh nghiệp tập trung đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo.
Bài học từ Trung Quốc và Ấn Độ
2 quốc gia này đứng trong TOP các quốc gia bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất vì sản lượng than tiêu thụ quá lớn. Để giải quyết những vấn đề này, Ấn Độ và Trung Quốc có những chính sách hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy ứng dụng nguồn năng lượng tái tạo, giảm sự phụ thuộc nhiều vào than đá và nguồn nhiên liệu hóa thạch khác. Cụ thể:
- Ấn Độ: giảm trợ cấp đối với doanh nghiệp dùng nhiên liệu hóa thạch và tăng trợ cấp đối với doanh nghiệp sử dụng năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó họ còn đánh thuế than đá. Phần thuế này dùng để xử lý các vấn đề môi trường và nghiên cứu công nghệ năng lượng sạch. Họ còn đưa ra nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt đối với nhà máy nhiệt điện than để kiểm soát tốt khí độc hại.
- Trung Quốc: khuyến khích mua điện từ dự án tái tạo năng lượng; cắt giảm chi phí đất đai, thuế cùng nhiều chi phí khác để tạo điều kiện cho các dự án năng lượng sạch phát triển. Trung Quốc đưa ra tiêu chuẩn nghiêm ngặt về sử dụng than dân dụng và công nghiệp để kiểm soát việc tiêu thụ than.
Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!