Giải pháp xây dựng và phát triển tài nguyên nước
Đã kiểm duyệt nội dung
Dân số và tăng trưởng kinh tế thúc đẩy nhu cầu về tài nguyên nước tăng nhanh. Dân số trên toàn thế giới đang đứng trước thực trạng khan hiếm nước sạch, nhất là các nước có mức thu nhập thấp và trung bình. Chưa kể quá trình đô thị hóa nhanh chóng cũng tạo ra hàng loạt thách thức khác liên quan đến tài nguyên nước, như chất lượng nước xuống cấp, cơ sở hạ tầng không đầy đủ, quá trình quy hoạch mở rộng các khu đô thị lại chưa hiệu quả.
Chính vì vậy mà Việt Nam cùng các quốc gia đang bắt tay tổ chức các chương trình, dự án về thu gom và xử lý nước thải.
Các giải pháp XLNT và tái sử dụng nước thải hiệu quả
Phát triển đô thị trong tương lai đòi hỏi phải giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên và tập trung vào phục hồi, tái sử dụng nước thải. Nước thải cũng được xem như nguồn tài nguyên dồi dào vì nó cung cấp năng lượng và chiết xuất chất dinh dưỡng cùng nguồn bổ sung vô cùng hữu ích.
Nước thải cũng được xử lý bằng nhiều cách khác nhau, thậm chí có thể sử dụng chúng làm nước uống khi được xử lý bằng công nghệ hiện đại. Hiện nay có rất nhiều công nghệ mới ra đời như công nghệ xử lý nước thải MBR, MBBR, SBR, AAO,… áp dụng rất nhiều trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ngoài ra các sản phẩm phụ của quá trình xlnt như bùn thải trở nên có giá trị hơn khi cung cấp cho nông nghiệp tạo ra nhiều giá trị bền vững hơn cho môi trường và nền kinh tế tuần hoàn. Các mục tiêu cải thiện chất lượng nước, quản lý tổng hợp tài nguyên nước, hiệu quả sử dụng nước giữa thành phần, giảm số khu vực bị khan hiếm và khôi phục các hệ sinh thái liên quan. Các biện pháp này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng cũng như tạo ra tính bền vững trong tương lai.
3 giải pháp xây dựng bền vững tài nguyên nước
Tập trung phát triển các sáng kiến về XLNT
Tại các nhà máy xử lý nước thải cần có phương pháp quy hoạch lưu vực sông với đầy đủ mạng lưới hệ thống bền vững hơn. Lập kế hoạch để phân tích chất lượng, số lượng nước ở một số lưu vực sông để làm giải pháp liên quan đến các giải phát tăng trưởng kinh tế - xã hội và môi trường.
Trong quá trình quy hoạch cần xây dựng khung quy chuẩn nước thải dựa trên bối cảnh thực tế của vùng nước và hệ sinh thái. Do đó cách kiểm soát ô nhiễm liên quan đến việc tính toán và tái sử dụng nước thải. Hơn nữa, nước thải trong hệ thống thủy văn như nguồn nước tiềm năng nên có thể tính toán và lập kế hoạch tái sử dụng, hạn chế tái sử dụng và kế hoạch gây ra những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe con người và môi trường.
Tích cực chuyển các nhà máy xlnt sang cơ sở thu hồi tài nguyên nước
Để cải thiện tính bền vững, các nhà máy xlnt là cơ sở thu hồi tài nguyên nước phục hồi yếu tố chính của nước gồm giải pháp xử lý nước thải công nghiệp (ngành xi mạ, sơn, dệt nhuộm,...), nông nghiệp (điển hình là vấn đề xử lý nước thải chăn nuôi) và nước sinh hoạt. Nguồn tài nguyên này có thể tái sử dụng tạo ra nguồn tài chính, chuyển đổi quy trình xử lý nước thải tạo ra doanh thu bền vững.
Song song, các quốc gia cần tạo ra nhiều giá trị của nước thải và nguồn tài nguyên tiềm năng này để khai thác triệt để. Đồng thời, chúng ta có thể thu hồi tài nguyên ứng dụng trong vòng tuần hoàn kinh tế cung ứng cho các chiến lược, kế hoạch đầu tư và thiết kế cơ sở hạ tầng. Và để hướng tới tiện ích lý tưởng trong tương lai, các cơ sở phải được thiết kế, lên kế hoạch, quản lý và vận hành có hiệu quả.
Phát triển mô hình kinh doanh sáng tạo gắn liền với BVMT
Cần khuyến khích phát triển các mô hình kinh doanh sáng tạo, gắn liền với đầu tư nước thải bền vững, tái sử dụng và thu hồi tài nguyên nước dựa theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn. Để cho phép phát triển các mô hình kinh doanh thân thiện hơn với môi trường, nhà nước cần có nhiều chính sách, thể chế liên quan đến các vấn đề môi trường và định giá tài nguyên hợp lý.
Theo đó các quy định và tiêu chuẩn cần được điều chỉnh theo nhu cầu phù hợp với khu vực và xu hướng. Các địa phương cần đảm bảo được đào tạo, cung cấp và hướng dẫn bài bản nhằm cung cấp thêm năng lực thể chế cần thiết để thực thi các quy định về xử lý môi trường, trong đó có kiểm soát ô nhiễm nước.