Giải pháp xử lý nước thải thô hiệu quả
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước thải thô đòi hỏi phải được xử lý, làm sạch trước khi tuần hoàn quay trở lại quy trình sản xuất. Việc này đòi hỏi phải được loại bỏ chất rắn lơ lửng, chất hòa tan, vi khuẩn cùng nhiều tạp chất khác để tránh việc tắc nghẽn hệ thống. Với yêu cầu sử dụng nguồn nước tinh khiết ngày càng nghiêm ngặt, tuân thủ quy định sử dụng nước càng thúc đẩy ứng dụng chương trình xử lý tối ưu nguồn nước thô hiện có.
Giải pháp tách chất lỏng rắn
Nước thô và cả nước thải đều chứa nhiều thành phần cần xử lý như chất rắn lơ lửng, chất hòa tan và hạt keo. Một số giải pháp xử lý nước thải trong việc loại bỏ chất rắn như:
- Xử lý sinh học
- Làm mềm hóa học để loại bỏ độ cứng như canxi, magie
- Màng lọc
- Lọc đa phương tiện
- Xử lý vật lý
- Làm đặc, khử nước bùn.
Một số loại chất rắn phải kể đến như:
- Chất rắn lơ lửng: kích thước lớn từ 1 – 2 micron, có thể nhìn thấy bằng mắt thường và bị loại bỏ ra khỏi nguồn nước thông qua thiết bị lọc
- Chất rắn hòa tan: không thể nhìn thấy bằng mắt thường vì kích thước của chúng nhỏ hơn 0,45 micron
- Chất rắn keo: chúng có kích thước khá nhỏ, không thể lắng
Giải pháp dùng chất đông tụ - kết tủa
Đối với nguồn nước thô hiện có, việc sử dụng chất đông tụ (hữu cơ và vô cơ) trở nên thiết yếu hơn vì chúng kết tụ chất rắn. Chất đông tụ giúp trung hòa điện tích trên các hạt, làm mất ổn định giữa các chất keo tụ để tách rời nhau. Chúng chứa phân tử tích điện dương, khi tiếp xúc với nước sẽ diễn ra quá trình trung hòa điện tích.
- Chất đông tụ hữu cơ: bao gồm polymine, tannin thích hợp xử lý nguồn nước có độ đục cao.
- Chất đông tụ vô cơ: giải pháp tiết kiệm chi phí và áp dụng cho nhiều nguồn nước, kể cả nước thải. Các phản ứng hóa học này sẽ hình thành kết tủa hydroxit kim loại (nhôm hoặc sắt) thích hợp với nguồn nước có độ đục thấp. Nước chứa nhiều huyền phù keo khó xử lý có thể được xử lý hiệu quả bằng cách sử dụng chất đông tụ vô cơ. Một số chất đông tụ vô cơ như phèn chua, nhôm clorua, PAC, chất đông tụ, clorua sắt.
Chất keo tụ giúp liên kết các hạt lại với nhau nên làm tăng kích thước các hạt bao gồm chất kết tụ cation và chất keo tụ anion.
Các yêu cầu công nghệ xử lý nước
Đối với công nghệ mới được coi có nhiều ưu điểm hơn so với quy trình xử lý truyền thống. Chúng sẽ bao gồm vốn, chi phí vận hành, bảo trì thấp hơn, hiệu quả hơn, vận hành dễ dàng, đơn giản hơn. Điều này giúp chất lượng nước phù hợp cho các mục đích sản xuất và sinh hoạt.
Trong đó công nghệ lọc màng nhanh chóng được chấp nhận trong lĩnh vực xử lý nước. Đối với lọc màng áp suất thấp (MF, UF) hiện có thể thay thế phương pháp lọc thông thường để xử lý nước. Còn với lọc màng áp suất cao (NF và RO) chủ yếu ứng dụng với các mục đích như làm mềm, giảm chất rắn hòa tan, giảm chất hữu cơ trong nguồn nước.
Vị, mùi và màu sắc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thẩm mỹ của nước khiến nhiều người không còn an tâm khi sử dụng nguồn nước cấp hiện có. Tùy thuộc vào nguồn nước, hàm lượng thành phần mà tìm kiếm giải pháp hiệu quả, tiết kiệm chi phí để loại bỏ chất gây ô nhiễm nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước.
Công ty môi trường Hợp Nhất là chuyên gia xử lý nước cấp đáng tin cậy và có nhiều kinh nghiệm giảm thiểu tác động đến môi trường. Chúng tôi không ngừng nỗ lực trong việc cải tiến và ứng dụng thêm nhiều giải pháp xử lý nước an toàn hơn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ giải pháp xử lý nước cấp, nước thải một cách có chọn lọc và đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.