Giải pháp xử lý nước cấp lò hơi công nghiệp thường dùng
Đã kiểm duyệt nội dung
Đối với các hệ thống nước cấp lò hơi cần được xử lý bằng cách loại bỏ độc cứng và không tạo kết tủa dưới dạng cáu cặn, loại bỏ bùn, kim loại, cho phép nồng độ chất rắn hòa tan và lơ lửng để chống tạo bọt, loại bỏ oxy và ngăn ngừa đóng cặn, chống ăn mòn. Vậy xử lý nước cấp lò hơi trong công nghiệp cần loại bỏ những thành phần nào?
1. Những thành phần chính trong nước cấp
Các giới hạn đối với lò hơi với các thành phần đặc trưng như:
- TSS và bùn: sản phẩm kết tủa trong lò hơi với thành phần độ cứng của nước cấp do nhiệt và sự tương tác của hóa chất xử lý, sản phẩm ăn mòn. Chúng trở thành nguyên nhân tạo ra lượng cặn ở lò hơi cũng như tạo bọt tạo ra nhiều phản ứng chuyển hóa trong nước.
- TDS: chủ yếu chứa muối, silica hòa tan cần được xử lý qua phương pháp hóa học. Mặc dù chúng không gây cáu cặn nhưng ở nồng độ cao lại dễ gây ra hiện tượng tạo bọt và ăn mòn ống lò hơi. Độ hòa tan các muối giảm khi nhiệt độ tăng. Các muối hòa tan kết tủa thành dung dịch ở nhiệt độ cao hơn và tạo thành cặn kết tinh. Nhiệt độ phá vỡ độ kiềm bicacbonat tự nhiên của nước cấp hình thành khí cacbonic và ion cacbonat.
- Silica: khi nồng độ quá cao, siliac dễ xảy ra hiện tượng hóa hơi giữa silica với hơi nước, trong nhiều trường hợp nó còn tạo ra cặn silic.
- Sắt: khi lò hơi ở áp suất cao, nồng độ sắt cao dễ gây ra các vấn đề đóng cặn, làm tăng nguy cơ ăn mòn đối với hệ thống bên trong.
2. Giải pháp xử lý nước trong lò hơi công nghiệp
Để xử lý nước cấp trong các ngành công nghiệp phần lớn người ta thường sử dụng phương pháp trao đổi ion, độ cứng canxi và magie thành natri. Để loại bỏ độ kiềm, người ta thường sử dụng các chất như bicacbonat, clorua, sunfat, silica. Làm mềm nước mang lại những lợi thế nhất định so với khử khoáng hoàn toàn vì tiết kiệm chi phí mua thiết bị và vận hành hệ thống. So với việc sử dụng axit hoặc xút để tái tạo nhựa làm mềm nguy hiểm thì thay vào đó người ta dùng ion muối xử lý đơn giản hơn.
Một trong những trở ngại đối với quy định xử lý này là khi các ion không bị loại bỏ hoàn toàn sẽ trở thành vấn đề đối với quá trình tạo hơi nước. Trong đó phải kể đến độ kiềm vì nó sẽ chuyển đổi một phần CO2. Khi xảy ra quá trình ngưng tụ, CO2 làm giảm độ pH dẫn đến các vấn đề ăn mòn do ngưng tụ xảy ra tại các đường ống làm bằng vật liệu thép.
Khi lò hơi chứa nhiều tạp chất dẫn đến tăng độ dẫn điện, làm tăng khả năng ăn mòn trong nước. Các tạp chất trong lò hơi có thể tập trung đến mức cao hơn và tồn tại dưới dạng khối nên gây ra sự ăn mòn dưới đáy. Dưới áp lực những vấn đề này, người ta thiết kế giai đoạn tiền xử lý loại bỏ chất rắn trước màng RO và tăng cường xử lý hóa học nhằm giảm thiểu tình trạng đóng cặn.
Vào những năm trước, người ta cho rằng sự xuất hiện của oxy trong lò hơi càng làm tăng tính ăn mòn. Vào cuối những năm 60 và 70, các nhà nghiên cứu ở châu Âu phát hiện rằng oxy hòa tan đưa vào nước có độ tinh khiết cao trong quá trình hoạt động bình thường sẽ hình thành lớp oxit trên thép cacbon đường ống.
Trong nhiều lò hơi công nghiệp, xử lý photphat vẫn là lựa chọn hàng đầu đối với các lĩnh vực công nghiệp vì khả năng xâm nhập độ cứng của nó khá nghiêm trọng. Chất điều hòa bùn bao gồm polyme hòa tan trong nước giúp giữ chất rắn ở dạng huyền phù bằng sự kết hợp của phân tán, biến đổi tinh thể để loại bỏ photphat.
Nếu như bạn cần đơn vị tư vấn thiết kế hệ thống để xử lý nước cấp thì hãy liên hệ ngay Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.867.704