Giải pháp xử lý nước ngầm ô nhiễm
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong cuộc sống hằng ngày, nước ngầm cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt, vệ sinh, sản xuất công nghiệp, giải trí, dịch vụ công cộng,… Hầu như tất cả các lĩnh vực đều cần đến nước để phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Tuy nhiên, đứng trước thực trạng đô thị hóa – công nghiệp hóa khiến nguồn nước mặt, nước ngầm bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Việc khai thác nước ngầm dẫn đến mức độ nhiễm mặn tăng cao, trở nên nhạy cảm hơn với những tác động bên ngoài, làm hư hỏng các công trình xây dựng và nghiêm trọng hơn là tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Ô nhiễm và cách xử lý nước ngầm
Nguồn cấp nước thường gặp phải các vấn đề liên quan đến nước ngầm không đảm bảo chất lượng vì chứa nhiều mầm bệnh, sự ăn mòn và hàm lượng sắt, mangan đều vượt mức cho phép.
- Mầm bệnh: chủ yếu bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm rất phổ biến trong nguồn nước nếu không được xử lý. Đặc biệt nó chứa nhiều cloramin khử trùng, là nguyên nhân gây ra các vấn đề về mùi, vị.
- Sự ăn mòn: phát sinh từ đường ống dẫn nước khiến chì, cadium và đồng xâm nhập vào nước uống.
- Sắt và mangan: 2 yếu tố này khiến mùi, vị của nước thải thay đổi hoặc làm đổi màu làm thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn.
- Các vấn đề khác có thể gồm quá trình nitrat hóa, tạo cặn.
Khi nguồn nước có những thay đổi cần đề xuất giải pháp xử lý nhanh chóng, đáng tin cậy để xử lý nước ngầm loại bỏ hết thành phần độc hại. Những cách xử lý phổ biến nhất gồm:
- Phương pháp vật lý: là cách xử lý phổ biến nhất để là sạch nước ngầm như sử dụng khí làm sạch, bơm và xử lý để loại bỏ chất rắn trước khi nước đến giai đoạn xử lý phía sau.
- Phương pháp sinh học: dùng vi sinh vật hoặc thực vật để làm sạch nước bị ô nhiễm. Trong đó hệ thống lọc sinh học dựa vào vi khuẩn tự nhiên mang lại hiệu quả nhất. Vi khuẩn tham gia chuyển đổi và loại bỏ chất gây ô nhiễm ra khỏi nước, rất dễ thiết kế, dễ sử dụng và cần ít điện năng để vận hành hệ thống.
- Phương pháp hóa học: phục hồi nước ngầm mặc dù mất nhiều thời gian, tốn kém hơn phương pháp khác nhưng xử lý bằng hóa chất lại mang lại nhiều lợi ích trên một số vật liệu. Một số công nghệ phải kể đến như hấp thụ cacbon, kết tủa hóa học, trao đổi ion và oxy hóa.
Cách khử sắt và mangan trong nước
Hai kim loại này thường tìm thấy trong nước ngầm nhưng khi ở hàm lượng quá lớn cần phải loại bỏ chúng để cải thiện chất lượng nước. Sắt thường là nguyên tố khiến nước có vị, hôi, thay đổi màu sắc, làm nước có màu gỉ sét do sắt bị oxy hóa.
Còn mangan không mùi nhưng tạo cho nước có màu đục, hơi xám, nó tích tụ trên đường ống. Sau một thời gian sẽ làm giảm áp lực nước đến mức phải thay thế. Trong nhiều trường hợp, xử lý sắt và mangan ít tốn kém hơn so với việc xử lý nước kém chất lượng.
Có nhiều phương pháp để kiểm soát hàm lượng sắt và mangan trong nước ngầm. Dù áp dụng cách nào cũng phụ thuộc vào các yếu tố như độ cứng, pH, vật liệu hữu cơ và nhiều yếu tố khác. Xử lý sẽ bao gồm lọc, trao đổi ion, oxy hóa. Mộ số loại hóa chất được sử dụng gồm:
- Clo: sử dụng dưới dạng khí hoặc chất lỏng. Đây là phương pháp phổ biến nhất để khử sắt, mangan.
- Chlorine Dioxide cũng là cách tốt nhất để xử lý nhưng nó thường tốn kém hơn so với dùng clo.
- Kali Permanganat: mặc dù đắt hơn các loại hóa chất khác nhưng thường đòi hỏi ít thiết bị hơn.
Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên nhận dự án lọc nước để làm sạch nước cấp, xử lý nước thải trong sinh hoạt và công nghiệp với nhiều giải pháp giúp cải thiện chất lượng cũng như đáp ứng tiêu chuẩn quy định. Liên hệ ngay với chúng tôi để kiểm soát và loại bỏ hết thành phần ô nhiễm qua Hotline 0938.857.768.