Giải pháp xử lý nước thải từ quá trình công nghiệp hóa
Đã kiểm duyệt nội dung
Vai trò của ngành công nghiệp đối với nền kinh tế chung của đất nước là vô cùng quan trọng, thế nhưng những tác động của ngành đến môi trường là rất nghiêm trọng, đặc biệt là nguồn nước thải.
Nếu không có giải pháp xử lý nước thải công nghiệp thì chắc chắn hiện trạng ô nhiễm môi trường sẽ kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người dân cũng như hệ sinh thái.
Vậy sản xuất công nghiệp tác động thế nào đến môi trường? Nên ứng dụng những biện pháp xử lý môi trường nào để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của công nghiệp hóa đến môi trường?
Nước thải sinh từ quá trình công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa không chỉ là quá trình chuyển hóa từ nền kinh tế tập trung tư bản sang một nền kinh tế công nghiệp mà còn là một bước ngoặt đánh dấu những sự phát triển rất mạnh mẽ của khoa học công nghệ. Ở thời đại công nghiệp hóa, con người làm chủ các trang thiết bị - máy móc để nâng cao hiệu suất của quá trình sản xuất.
Công nghiệp hóa là mô hình phát triển kinh tế đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế trong và ngoài khu vực. Không chỉ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, nâng cao chất lượng của cơ sở hạ tầng và cuộc sống người dân mà mô hình này còn giúp nước ta theo kịp xu hướng của nền kinh tế hiện đại hóa của một số nước phát triển hàng đầu châu Âu.
Được hình thành và phát triển từ thời Pháp thuộc thế nhưng hiện nay nền kinh tế công nghiệp tại Việt Nam được đánh giá là có tốc độ phát triển chậm, vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định và có phần lạc hậu so với thế giới. Cơ cấu các ngành công nghiệp trong nước vẫn chưa có thu nhập chiếm tỷ trọng vượt trội so với nông nghiệp.
Công nghiệp hóa được coi là mục tiêu có định hướng phát triển lâu dài tại Việt Nam thế nhưng trong quá trình ấy, chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức đến từ nguồn nước thải. Đây là nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng và tìm ra giải pháp xử lý nước thải công nghiệp là một bài toán chưa lời giải.
Giải pháp nào xử lý ô nhiễm môi trường từ nước thải công nghiệp?
Không chỉ bao gồm nước thải sinh hoạt ở các khu vực phòng ăn, nhà vệ sinh, khu nhà bếp mà nước thải công nghiệp với hàm lượng các chất có độc tính gây ô nhiễm ở mức độ rất cao phát sinh từ các hoạt động sản xuất có tác động rất tiêu cực đến môi trường.
Theo thống kê thì nguồn nước thải trong tình trạng xử lý chưa đạt hoặc không qua bất kỳ giai đoạn xử lý nào được xả thải trực tiếp ra môi trường chiếm đến trên 80% lưu lượng nước thải công nghiệp. Những hệ lụy từ việc chưa tìm ra giải pháp xử lý nước thải công nghiệp ở một số ngành giấy, dệt nhuộm, giặt tẩy, chế biến thực phẩm…có thể kể đến:
- Nước đổi màu đen, bốc mùi hôi thối
- Cá chết hàng loạt trên các dòng sông, kênh mương,….gây thiệt hại hàng tỷ đồng đến các hộ gia đình nuôi trồng thủy hải sản,…
- Hệ sinh thái suy thoái
Có thể nói đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng quá tải ở hầu hết các nhà máy xử lý nước thải trong nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước mặt, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt: nuôi trồng, chăn nuôi của người dân.
Như ở một số bài viết trước mà công ty xử lý nước thải Hợp Nhất đã đề cập, giải pháp xử lý nước thải công nghiệp triệt để nhất là xử lý nước thải ngay tại nguồn phát thải. Các doanh nghiệp, đơn vị có các hoạt động xả thải phải thực hiện đúng các quy định trong Luật tải nguyên nước:
- Thực hiện đầy đủ các thủ tục – hồ sơ môi trường, pháp lý doanh nghiệp: giấy phép xả thải, ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường,…trước và trong quá trình thực hiện dự án
- Triển khai xây dựng các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đạt chuẩn xả thải theo đúng quy chuẩn.
- Nghiêm chỉnh thực hiện đúng định hướng phát triển bền vững của Thủ tướng Chính phủ để ra.
Các cơ quan chức năng cũng có trách nhiễm tuyên truyền và giám sát chặt chẽ các đơn vị có hoạt động xả thải trên địa bàn, đảm bảo 100% không có cơ sở nào vi phạm xả thải,…Đây chắc chắn sẽ là phương pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp, đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa trong nước.
Xem thêm bài viết về Quy trình xử lý nước thải công nghiệp!