Giải pháp xử lý ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Đã kiểm duyệt nội dung
Không chỉ riêng sông Tô Lịch, lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy cũng bị suy thoái nghiêm trọng nhất là những đoạn sông chảy qua đô thị, KCN, CCN, làng nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất. Lý giải cho thực trạng này, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, làng nghề còn khá đa dạng về công nghệ sản xuất, hệ thống hạ tầng cũ kỹ, công tác BVMT chưa đạt yêu cầu nên việc xử lý chất thải và xử lý nước thải vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
Những thách thức về môi trường tại lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy chảy qua khu vực các tỉnh gồm Hà Nam, Nam Định, Hà Nội và Hòa Bình. Theo điều tra thực tế, hầu như các KCN đều có hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp, nhưng chỉ có khoảng 30% CCN đã có hệ thống xlnt tập trung và nước thải làng nghề vẫn chưa được thu gom và xử lý.
Trong khi đó, nguồn gây ô nhiễm chính ở đây vẫn là nước sinh hoạt, nguồn thải này chiếm đến 50 – 60% tổng lượng nước thải đầu vào trên lưu vực sông. Ước tính tổng lượng nước thải sinh hoạt trên toàn lưu vực sông chiếm 610.000 m3/ngày đêm.
Kết quả quan trắc trên đầu nguồn sông Nhuệ, nước sông còn tương đối tốt nhưng tại khu vực hợp lưu với sông Tô Lịch lại bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các thành phần ô nhiễm chính ở đây chủ yếu chứa hàm lượng BOD5, COD, Coliform,… vượt ngưỡng cho phép.
Còn ở lưu vực chảy qua các đô thị, KCN thì môi trường nước mặt bị ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, vi sinh. Ngoài nước thải sinh hoạt, công nghiệp, làng nghề thì xử lý nước thải y tế cũng cần được thu gom và xử lý đúng cách. Vì các hoạt động này diễn ra ngày càng mạnh mẽ nên cần có biện pháp xử lý phù hợp.
Một số công nghệ xlnt sông Nhuệ - Đáy
Đối với ngành cơ khí, luyện kim
Trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy có 196 cơ sở cơ khí, luyện kim với nhiều nhà máy sản xuất thép, mạ điện hoặc sơn có quy mô nhỏ và nằm rải rác tại các khu dân cư. Thành của loại nước thải này chứa BOD, COD, chất rắn lơ lửng, ion kim loại nặng cao hơn quy chuẩn cho phép. Vì thế phương pháp hóa lý kết hợp sinh học chính là giải pháp tối ưu nhất để loại bỏ hết tạp chất ô nhiễm.
- Đầu tiên nước thải được lưu lại bể điều hòa để nồng độ và lưu lượng nước thải ổn định.
- Đến bể tuyển nổi, người ta đưa không khí vào nước thải dưới áp suất cao.
- Tiếp theo bể sinh học aerotank có hệ vi sinh hiếu khí sẽ phân hủy hết chất hữu cơ để tổng hợp tế bào mới.
- Bể lắng thứ cấp thực hiện nhiệm vụ lắng bông bùn cùng xác sinh vật.
- Cuối cùng nước thải được khử trùng. Còn phần bùn được dẫn về bể chứa bùn để xử lý thành phân vi sinh.
Đối với ngành chăn nuôi
Và các vấn đề nước thải do cơ sở giết mổ, chăn nuôi vừa và nhỏ dẫn đến ô nhiễm môi trường cục bộ. Thực trạng này đã và đang gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, nhất là khu vực nông thôn. Và bạn nên lựa chọn công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bằng công nghệ sinh học kỵ khí (UASB).
Đầu tiên nước thải sau khi loại bỏ phần cặn lắng, thịt thừa, mỡ ở song chắn rác thì nó được bơm qua bể lắng cát để khử cặn và cát. Trước khi đưa vào bể kỵ khí UASB thì nước thải được điều hòa lưu lượng và nồng độ tại bể điều hòa. Tại bể UASB, các chất hữu cơ bị phân hủy thành chất đơn giản hơn như CH4, CO2, H2S,… Sau đó nước thải đi qua bể hiếu khí và bể khử trùng.
Đổi mới công nghệ xlnt trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Mặc dù mỗi ngành nghề/lĩnh vực đều áp dụng công nghệ xử lý nhưng chất lượng nước vẫn chưa được cải thiện, thậm chí có dấu hiệu gia tăng ô nhiễm. Vì thế các nhà quản lý môi trường cần đưa ra biện pháp xử lý tận gốc bằng cách cải tiến và đổi mới công nghệ xlnt phù hợp đối với nguồn nước thải đầu vào.
Các tiêu chí để đánh giá công nghệ xử lý môi trường phù hợp gồm:
- Hiệu suất xử lý: xử lý triệt để ô nhiễm, đáp ứng yêu cầu về nồng độ và ngưỡng quy định (nước đầu vào và đầu ra).
- Thân thiện với môi trường: xem xét có gây ra ô nhiễm thứ cấp hay không, mức độ rủi ro, khả năng tái sử dụng, tái chế ra sao.
- Thời gian xử lý: tiêu chí đánh giá loại hình công nghệ có thời gian xử lý bao lâu để đạt kết quả tối ưu.
- Tác động xã hội: ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chiến lược, chính sách, chủ trương phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Khả năng áp dụng tại Việt Nam: bao gồm việc áp dụng với đối tượng nào, phù hợp điều kiện địa hình, vùng miền với tính vận hành đơn giản, ổn định như thế nào.
Quý Doanh nghiệp có ý định nâng cấp, cải tạo hay vận hành HTXLNT thì hãy liên hệ ngay dịch vụ tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải của Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768!