Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Giải pháp xử lý ô nhiễm từ rác thải nhựa


2628 Lượt xem - Update nội dung: 14-03-2020 08:41

Đã kiểm duyệt nội dung

Rác biển – Mối hiểm họa gây ô nhiễm môi trường biển

Không chỉ đối với Việt Nam mà rác biển bao gồm túi nilon, sản phẩm từ nhựa,…là những công cụ sử dụng trong đời sống thường ngày của con người được xả thẳng ra môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng từ lâu nay đã và đang là vấn đề lớn đối với toàn cầu.

Các sản phẩm này dù là vô tình hay cố ý được xả thải đều trở thành những tác nhân gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người và động vật biển.

Theo thống kê từ Liên Hợp Quốc thì nước ta là nước có lượng rác được xả thải ra biển nhiều thứ 4 trên thế giới với tổng lượng xả thải khoảng 0.3 – 0.7 triệu tẩn mỗi năm, con số này chiếm 6% tổng lượng rác thải biển trên toàn thế giới.

rác thải nhựa

Với đặc thù không bị phân hủy hoặc bị phân hủy trong thời gian đến cả hàng trăm năm thì 80% rác thải này là các sản phẩm từ nhựa. Đại đa số lượng rác thải này đều là từ đất liền và trôi dạt ra biển qua1 trong 112 cửa biển trên toàn cầu.

Tại Việt Nam, Bộ tài nguyên môi trường đã thống kê được: trung bình mỗi gia đình trong nước sẽ thải ra môi trường một túi nilon và hàng ngày trên cả nước sẽ có hàng chục triệu túi nilong được xả thải. Có thể thấy nếu không có biện pháp xử lý môi trường thì rác thải nhựa sẽ là mối hiểm họa của toàn cầu. Với nước ta, rác thải sẽ còn nguy hiểm hơn nữa bởi với trình độ phát triển hiện tại thì nước ta đang gặp nhiều vấn đề thách thức lớn trong khâu xử lý rác thải nhựa.

Biện pháp nào khả thi cho vấn đề rác thải nhựa?

Trong nhiều năm trở lại đây, những nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường như: đẩy mạnh các phong trào về bảo vệ môi trường biển, đưa vào chính sách giáo dục, tuyên truyền & nâng cao ý thức trách nhiệm cho người dân,…từ phía các cơ quan chức năng cũng đã và đang cho thấy những dấu hiệu tích cực.

rác thải nhựa

Ngoài ra, nước ta cũng sẵn sàng hợp tác với các quốc gia khác để xây dựng một số cơ chế, chính sách nhằm giải quyết các vấn đề này. Cùng với đó, Chính phủ cũng ban hành một số điều luật mới trong chính sách bảo vệ môi trường. Qua đó, yêu cầu tất cả các doanh nghiệp trong nước phải xử lý nước thải, xử lý khí thải và chất thải nguy hại phát sinh trong các hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình.

Nhà nước cũng khuyến khích các doanh nghiệp mạnh tay đầu tư vào ngành tái chế phế liệu để vừa giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, vừa tái sử dụng các sản phẩm từ nhựa – tạo nguồn cung cho nhu cầu của người dân.

Hiện nay, đây mới chỉ là bước khởi đầu cho công cuộc chống rác thải nhựa trên biển và chắc chắn trên quá trình này sẽ gặp những thách thức và khó khăn, chính quyền Việt Nam cũng kêu gọi mỗi người dân cần phải có ý thức trách nhiệm trong công tác này.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(08:50 18-04-2025)
Ký túc xá trường học là nơi sinh sống và học tập của học sinh, sinh viên, vì vậy nước thải phát sinh chủ yếu là ...
(16:44 17-04-2025)
Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mở ra nhiều cơ hội đổi mới mà còn đi kèm với một số thách thức đối ...
(12:00 17-04-2025)
Theo quy định mới thì các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, y tế, xây dựng và giao thông vẩn tải là 4 ngành cần phải ...
(10:00 16-04-2025)
Hồ sơ kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là một phần quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và an ...
(09:17 15-04-2025)
Bể keo tụ, tạo bông là một trong những công trình quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải, giúp loại bỏ các hạt ...
(08:40 14-04-2025)
Từ ngày 01/3/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768