Giải quyết vấn đề về hồ sơ môi trường thường gặp
Đã kiểm duyệt nội dung
Dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường của Hợp Nhất hoạt động nhiều năm qua triển khai thực hiện nhiều HSMT quan trọng cho nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong đó tiếp nhận và giải đáp nhiều thắc mắc của khách hàng. Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến thủ tục, vướng mắc pháp lý liên quan đến các loại hồ sơ môi trường như báo cáo ĐTM, vận hành thử nghiệm và xác nhận hoàn thành công trình BVMT.
Giảm quy mô dự án có cần lập lại ĐTM?
Đối với dự án giảm công suất có cần lập lại ĐTM không? Căn cứ theo Điều 15 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì những trường hợp chỉ lập lại ĐTM áp dụng với dự án không triển khai thực hiện trong vòng 24 tháng; dự án tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ sản xuất, mở rộng quy mô hoặc bổ sung vào KCN với loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
Như vậy chỉ sau khi nhận được báo cáo ĐTM được cơ quan Nhà nước phê duyệt thì chủ dự án mới tiến hành những thay đổi. Tuy nhiên khi áp dụng với những quy định trên, trường hợp dự án giảm công suất, giảm quy mô cần lập lại ĐTM. Khi thay đổi bạn cũng phải thay đổi quy mô mà các công tình BVMT không ảnh hưởng đến vấn đề môi trường.
Việc lập lại ĐTM dẫn đến những thay đổi về quy mô dự án có thể phát sinh thêm nhiều vấn đề liên quan đến thời gian thực hiện. Vì thế doanh nghiệp phải đối chiếu những thông tin của dự án sau khi thay đổi để đơn vị tư vấn giúp bạn đưa ra các giải pháp xử lý mà không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh.
Vận hành thử nghiệm hệ thống
Thay đổi công nghệ xử lý tốt hơn có cần báo cáo đến cơ quan quản lý? Đối với nhiều dự án sau khi hệ thống hoàn thành nhưng chủ đầu tư lại áp dụng công nghệ xử lý chất thải theo hướng tốt hơn so với công nghệ đã được phê duyệt trong báo cáo ĐTM thì không cần báo cáo lên cơ quan Nhà nước.
Căn cứ theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì các dự án khi bắt đầu giai đoạn vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải kéo dài từ 3 – 6 tháng. Căn cứ theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT có quy định tần suất lấy mẫu sẽ phụ thuộc vào thời gian lấy mẫu của từng dự án dựa vào hiệu suất từng công trình xử lý của các hạng mục công trình xử lý ít nhất 75 ngày kể từ thời điểm bắt đầu giai đoạn vận hành hệ thống.
Khi dự án vận hành 3 tháng thì cần thời gian đánh giá đối với quá trình điều chỉnh hiệu suất cũng như hiệu quả của từng công trình xử lý ít nhất 75 ngày (tần suất quan trắc nước thải ít nhất 15 ngày/lần). Khi dự án vận hành 3 tháng thì cần thời gian đánh giá đối với quá trình điều chỉnh hiệu suất cũng như hiệu quả của từng công tình xử lý ít nhất 150 ngày.
Tuy nhiên với sự thay đổi về công nghệ thì chủ đầu tư cần đảm bảo nó không làm tăng tác động đến chất lượng môi trường, không làm phát sinh chất thải làm tăng nguồn ô nhiễm khiến môi trường suy thoái nghiêm trọng. Chính vì thế nếu điều chỉnh theo hướng tốt hơn thì các đơn vị không cần báo cáo đến cơ quan phê duyệt bao cáo ĐTM nhưng phải chịu trách nhiệm nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra.
Lập hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình BVMT
Một bệnh vện có khoảng 80 giường bệnh nếu như Nghị định 18/2015/NĐ-CP thì thuộc đối tượng phải lập ĐTM và lập hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình BVMT. Tuy nhiên khi đối chiếu với Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì trường hợp này chỉ thuộc đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường và không cần lập hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
Vì thế, chủ dự án cần áp dụng Khoản 10 Điều của Nghị định 40/2019/NĐ-CP (sửa đổi từ Khoản 2 Điều 17 của Nghị định 18/2015/NĐ-CP). Trong trường hợp này dự án xây dựng bệnh viện nếu không cần lập báo cáo ĐTM cũng như không phải thực hiện thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình BVMT thì cần tiến hành thực hiện các hoạt động quan trắc chất thải với mục đích đảm bảo đạt chuẩn kỹ thuật trước khi thải ra ngoài môi trường. Sau đó chủ dự án cần thông báo kết quả hoàn thành công trình BVMT đến cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM trước khi dự án đi vào hoạt động chính thức.
Liên hệ ngay Công ty môi trường Hợp Nhất để được tư vấn và giải đáp về hồ sơ môi trường doanh nghiệp!