Giảm chi phí bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện nay có không ít văn bản pháp luật quy định chi tiết nhiệm vụ BVMT cho doanh nghiệp không chỉ tăng sức cạnh tranh mà còn giúp các đơn vị này hoàn thiện đầy đủ các nhóm giải pháp quan trọng như nhận thức, năng lực tài chính và gắn kết với bộ máy quản lý môi trường.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức về BVMT như lập hồ sơ môi trường và thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý để phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất. Cùng công ty môi trường Hợp Nhất điểm qua một số thay đổi cũng như chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến các báo cáo môi trường và HTXLNT nhé!
1. Cắt giảm chi phí bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp
Kể từ thời điểm Thông tư 25/2019/NĐ-CP ra đời giúp cho hàng loạt doanh nghiệp cắt giảm được các thủ tục hành chính liên quan đến hồ sơ môi trường, đặc biệt cắt giảm việc thực hiện nhiều báo cáo môi trường. Theo đại diện của Bộ TNMT thì doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như khoáng sản, đất đai, tài nguyên nước, môi trường chiếm đến 80% báo cáo.
Chỉ tính riêng lĩnh vực môi trường có đến 11 văn bản về quy phạm pháp luật như Nghị định, Quyết định, Thông tư. Trong đó có đến 27 loại báo cáo khác nhau mà doanh nghiệp phải thực hiện. Số lượng báo cáo này dao động tối thiểu 2 báo cáo và tối đa 24 báo cáo/năm được trình lên nhiều cấp thẩm quyền khác nhau.
Căn cứ theo Thông tư 25/2019/NĐ-CP mỗi doanh nghiệp chỉ lập 1 báo cáo môi trường duy nhất. Nhờ vậy mà giảm đến 23 báo cáo, chiếm 85% số lượng báo cáo của doanh nghiệp về lĩnh vực môi trường giúp tiết kiệm nguồn lực, thời gian, chi phí thực hiện.
Ước tính tổng chi phí lập báo cáo có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng/năm cho mỗi doanh nghiệp. Với nguyên tắc “Mỗi doanh nghiệp chỉ có một báo cáo môi trường” giảm được gánh nặng không cần thiết, giúp cơ quan quản lý có thông tin tổng thể về vấn đề môi trường hay công tác BVMT của doanh nghiệp.
2. Làm thế nào để doanh nghiệp quản lý và vận hành tốt HTXLNT?
Hiện nay có nhiều cách cải tiến và nâng cao kỹ thuật của thiết bị xử lý chất thải nhằm nâng cao hiệu quả công tác, góp phần hạn chế những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Đây cũng là động lực để xử lý chất độc hại nhờ công nghệ sạch, ít hoặc không gây ô nhiễm, đầu tư công nghệ theo hướng khuyến khích nghiên cứu thiết bị, dây chuyền công nghệ đồng thời nhập khẩu các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài.
Đặc biệt đối với các dây chuyền sản xuất hệ thống đồng thời quan tâm đến việc bảo dưỡng, bảo trì và vận hành HTXLNT. Cần lựa chọn các công nghệ có chi phí đầu tư thấp, giảm giá thành vận hành và nâng cao sức cạnh tranh trong công tác BVMT. Do đó ngoài việc áp dụng công nghệ trong nước đồng thời cần chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài đảm bảo xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Ngoài việc xử lý cần lên kế hoạch thu hồi và tái sử dụng chất thải rắn trong các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao, hạn chế việc sử dụng nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm. Đối với các dự án sắp triển khai hoạt động, ngoài việc lập đtm, chủ đầu tư cần đầu tư vào dây chuyền sản xuất hệ thống xử lý nước thải đồng bộ và đạt chuẩn.
Ngoài ra các yếu tố xây dựng tổ chức nguồn nhân lực quản lý môi trường cũng quan trọng không kém với đội ngũ chuyên viên am hiểu mọi vấn đề pháp lý. Đa phần họ đều là những người am hiểu các hoạt động tư vấn, am hiểu kiến thức văn bản pháp luật, có năng lực khoa học công nghệ và các tiêu chuẩn môi trường quan trọng khác.
Ngoài ra, họ phải có năng lực vận hành hệ thống xử lý nước thải, phân tích, kiểm tra mức độ tác động. Đồng thời cũng phải có khả năng đánh giá tác động môi trường, lập kế hoạch tiếp cận các thông tin liên quan đến các yếu tố môi trường trong từng dịch vụ, sản phẩm tiêu biểu.