Làm sao để giảm hiện tượng bám bẩn trên màng MBR?
Đã kiểm duyệt nội dung
Công nghệ MBR xử lý nước thải là lựa chọn hàng đầu thay thế cho quá trình bùn hoạt tính chuyên ứng dụng để xử lý nước thải. MBR trở thành một trong những cải tiến quan trọng vì nó khắc phục được những hạn chế của của quy trình bùn hoạt tính như yêu cầu không gian lớn, vấn đề tách chất rắn, bùn dư thừa. Đây đều là những hạn chế khi xử lý chất thải khó lắng do đó MBR được đề xuất là phương pháp không chỉ xử lý mà còn giúp cải tạo nước thải có thể tái sử dụng được.
Màng MBR bị bám bẩn
Sự kết hợp giữa quy trình sinh học và tách vật lý bằng công nghệ màng giúp MBR ngày càng sử dụng rộng rãi. Các màng trong hệ thống có vai trò thay thế bể lọc thứ cấp và vận hành ở thời gian lưu nước ngắn hơn dẫn đến giảm đáng kể về diện tích thiết kế.
Thế nhưng bẩn màng là nhược điểm lớn vì nó làm giảm hiệu suất và tuổi thọ màng dẫn đến tăng chi phí bảo trì và vận hành. Việc tắc nghẽn do hạt lơ lửng, chất keo, chất hòa tan và bông bùn. Chúng lắng đọng trên bề mặt, bám vào lỗ màng, làm tắc và suy giảm tính thấm qua màng.
Kích thước của chất rắn, vi sinh vật làm cho việc tắc màng trở thành thách thức không thể tránh khỏi và khó kiểm soát hơn. Vì thế, giảm thiểu tắc nghẽn MBR là một trong những việc quan trọng nhằm cải thiện hiệu suất xử lý của công nghệ này.
Các tác nhân gây ra việc đóng cặn
- Chất tạo màng sinh học: chủ yếu vi chuẩn, bông cặn lắng đọng, phát triển và chuyển hóa trên màng dẫn đến sự đóng cặn. Một tế bào vi khuẩn bám vào bề mặt màng và nhân lên thành cụm tế bào nên hình thành chất bám sinh học làm giảm tính thấm qua màng.
- Chất hữu cơ: chúng có khả năng phân hủy sinh học như bông bùn, protein bám trên màng rất khó loại bỏ.
- Chất vô cơ: thường chứa cation như Ca2+, Mg2+, Fe3+, Al3+, SO42-, OH- kết tủa trên bề mặt do quá trình thủy phân dẫn đến thay đổi pH và quá trình oxy hóa.
Các phương pháp làm sạch màng MBR
Hiệu suất lọc MBR giảm theo thời gian lọc, việc đóng cặn dẫn đến sự gia tăng đáng kể hiệu suất thấm hoặc tăng áp suất qua màng. Khi yêu cầu làm sạch màng tăng lên dẫn đến tăng chi phí vận hành do sử dụng hóa chất cũng như thay màng thường xuyên hơn.
Hiện có nhiều cách khác nhau để giảm thiểu việc tắc nghẽn màng như bổ sung chất đông tụ, chất hấp phụ hoặc tích hợp hạt hiếu khí nhằm mục tiêu tạo ra chất tạo cặn sinh học và chất bẩn hữu cơ với hiệu suất lọc vượt trội, giảm tỷ lệ bám bẩn cũng như xử lý chất ô nhiễm, chất dinh dưỡng tối ưu.
Có nhiều cách chống tắc nghẽn màng, chẳng hạn như:
- Quá trình thẩm thấu hoặc gián đoạn: quy trình lọc bị dừng lại trong khoảng thời gian đều đặn, những hạt lắng đọng trên bề mặt có xu hướng khuếch tán trở lại bể phản ứng.
- Rửa ngược màng: nước thẩm thấu bơm trở lại màng và chảy qua các lỗ rỗng có tác dụng loại bỏ chất bẩn bên trong và bên ngoài.
- Sử dụng chất chống bám bẩn để rửa ngược, vệ sinh bảo dưỡng bằng nồng độ hóa chất cao và làm sạch bằng hóa chất chuyên sâu.
Làm sạch màng bằng biện pháp vật lý hoặc hóa học và cả hai được sử dụng trong quá trình vận hành và bảo trì MBR. Làm sạch vật lý thường dùng bằng cách rửa ngược như làm đảo ngược dòng chảy trở lại màng hoặc ngừng thấm trong khi tiếp tục vệ sinh bằng bọt khí (quá trình ngâm) hoặc dòng chảy chéo. Hai kỹ thuật này sử dụng kết hợp với nhau và hiện tượng tràn ngược được tăng cường khi kết hợp với không khí.
Làm sạch bằng hóa chất thường dùng natri hypoclorit, một hóa chất oxy hóa kết hợp với axit khoáng hoặc hữu cơ (axit nitric). Quá trình vệ sinh thường tiến hành mà không cần tháo màng ra khỏi bể. Nếu làm sạch bằng hóa chất vừa kết hợp với rửa ngược thì được gọi là rửa ngược tăng cường hóa học thực hiện hàng tuần/hàng tháng.
Nếu như bạn quan tâm đến lĩnh vực XLNT thì hãy liên hệ ngay 0938.857.768 để Công ty môi trường Hợp Nhất tư vấn trực tiếp và giải đáp mọi thắc mắc mà bạn đang gặp phải.