Giám sát chất lượng nước thải đầu ở KCN
Đã kiểm duyệt nội dung
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của các ngành công nghiệp mang lại như tăng trưởng kinh tế, tăng GDP, giải quyết việc làm, tăng thu nhập,… Nhưng những mặt trái của nước thải công nghiệp lại là thách thức đối với xã hội nếu không có hệ thống xử lý nguồn nước thải tập trung.
Hiện trạng xử lý nước thải tại các KCN
Theo tìm hiểu, các ngành công nghiệp như tái chế giấy, dệt nhuộm, dệt may, sản xuất bia, chế biến thực phẩm,… thường có các yếu tố sinh học vượt quá ngưỡng cho phép. Hầu hết những ngành công nghiệp này phát sinh nhiều chất độc hại trong quá trình sản xuất, gây ô nhiễm trực tiếp nguồn nước mặt nếu không được xử lý đúng cách.
Cả nước có hơn 89% KCN đã thiết kế hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Nhưng do nhiều lý do, các ngành công nghiệp nặng vẫn chưa tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, nhất là lĩnh vực xử lý nước thải. Đa phần KCN nằm gần tuyến sông lớn, vừa thuận tiện trong việc lấy nước đầu vào và xả nước thải ra nguồn tiếp nhận. Mặc dù có những thuận tiện nhất định, nhưng điều này đồng nghĩa với việc làm tăng khả năng gây ô nhiễm môi trường nếu nước thải KCN không được xử lý sơ bộ.
Nhiều địa phương đã hoàn chỉnh việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo quy định, đa phần đều tập trung tại khu vực phía Bắc, chẳng hạn:
- Bắc Ninh: Tổng lượng nước phát sinh của hơn 10 KCN đang hoạt động khoảng 37.000 m3/ngày đêm. Cơ bản lượng nước này được thu gom và đưa về các HTXLNT tập trung tại hạ tầng KCN để xử lý đạt chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường. Hiện vẫn còn 1 KCN chưa hoàn thành và đã đưa vào vận hành HTXLNT theo quy định.
- Hải Dương: hiện nay có 11 KCN được quy hoạch chi tiết. Hiện có 9/11 KCN đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động và truyền liên tục dữ liệu về Sở TNMT theo dõi, giám sát.
- Hải Phòng: các KCN có hệ thống thu gom riêng, 6/6 KCN có nhà máy XLNT tập trung. Các nhà máy hoạt động với công suất hoạt động là 28.000 m3/ngày đêm, đều ứng dụng công nghệ sinh học nhân tạo để XLNT.
Bên cạnh đó vẫn còn nhiều CCN hoạt động trong tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Điểm chung của các hệ thống này là cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong việc thu gom nước thải còn nhiều yếu kém, lạc hậu.
Tăng cường giám sát chất lượng nước thải
Nguyên nhân quan trọng nhất mà một số KCN hoạt động chưa hiệu quả và gây ô nhiễm trên diện rộng là do:
- Nhiều địa phương chỉ thu hút đầu tư mà thiếu hoạt động đôn đốc, kiểm tra và chỉ đạo việc đầu tư và kinh doanh hạ tầng đúng cách.
- Nhiều KCN đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhưng chưa kịp vận hành htxlnt tập trung.
- Các đơn vị hoặc ban quản lý chưa giám sát chặt chẽ việc xả thải của KCN gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, nhất là nguồn nước sản xuất và sinh hoạt của người dân bị ô nhiễm trầm trọng.
Nếu không kịp thời khắc phục hiện trạng trên rất dễ làm suy thoái chất lượng môi trường. Và để đẩy mạnh công tác quản lý nước thải KCN hiệu quả, các chuyên gia cho rằng:
- Cần sớm xây dựng bộ tiêu chuẩn ô nhiễm cho các loại hình/ngành nghề sản xuất.
- Mỗi lĩnh vực đòi hỏi phải sử dụng hóa chất khác nhau vì thế những chất độc hại dư thừa này dễ dàng thải ra ngoài môi trường. Vì thế, KCN cần sớm xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung sơ bộ, đạt chuẩn trước khi xả ra ngoài môi trường.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định BVMT của các doanh nghiệp.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để chia sẻ, khai thác hệ thống thiết bị và nguồn lực quản lý môi trường để tăng cường việc kiểm tra, giám sát công tác BVMT hiệu quả hơn.
- Áp dụng công nghệ XLNT tiên tiến và được vận hành, bảo trì – bảo dưỡng thường xuyên.
- Xây dựng và lắp đặt hệ thống quan trắc giám sát tự động về chất lượng nước thải trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận.
Hiện nay, công ty môi trường Hợp Nhất đã triển khai nhiều dự án xử lý nước thải ở nhiều khu công nghiệp, chúng tôi luôn đồng hành cũng Quý đối tác trong công tác bảo vệ môi trường!