Giảm thiểu ô nhiễm tại cảng biển Việt Nam
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện nay để ngăn ngừa hiện tượng ô nhiễm tại nhiều cảng biển, Luật BVMT có quy định các cảng khi chuẩn bị đầu tư, quy hoạch, xây dựng và khai thác bắt buộc phải đánh giá môi trường chiến lược, lập ĐTM cũng như phải có giấy phép môi trường đầy đủ theo đúng quy định.
Trong quá trình hoạt động, các cảng biển phải tiến hành thu gom, xử lý nước thải, phân loại CTR, xử lý bụi, khí thải và phương án phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường,… Vậy hiện nay, ô nhiễm môi trường tại các cảng biển có mấy dạng? Làm thế nào để giảm thiểu những nguồn thải này?
Ô nhiễm không khí từ cảng biển
Các chất ô nhiễm không khí do hoạt động cảng biển tạo ra bao gồm cacbon dioxide (CO), hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), nito oxit (NOx), oxit lưu huỳnh (SOx) và bụi PM. Tiếp xúc lâu dài với những chất này là nguyên nhân khiến con người mắc phải các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, ung thư phổi.
Ô nhiễm không khí làm hỏng môi trường. Ví dụ ozone có thể làm hỏng thực vật, tác động xấu đến sự phát triển của thực vật và cây cối. Những tác động làm giảm khả năng hấp thụ cacbon dioxide của thực vật từ khí quyển và ảnh hưởng gián tiếp đến toàn bộ hệ sinh thái. Còn các hoạt động xây dựng không chỉ tạo ra lượng bụi lớn mà tiếng ồn phát sinh từ máy móc, thiết bị, đào lắp, vận chuyển ra vào công trường cũng ảnh hưởng đến xung quanh.
Để giảm tác động từ ô nhiễm không khí, người ta thực hiện hàng loạt chương trình giám sát giảm lượng khí thải. Khí thải trong quá trình vận chuyển là nguyên nhân gây ra ô nhiễm tại cảng biển, vì thế cần:
- Sử dụng nguồn nhiên liệu lưu huỳnh thấp: chuyển sang sử dụng nhiên liệu ít phát thải như dầu khí thay vì diesel như trước đây.
- Thiết bị XLKT: ứng dụng hệ thống xử lý khí thải ướt với hiệu quả giảm đến 99% lượng khí thải SO2 và các hạt ô nhiễm.
- Sửa đổi động cơ: những thay đổi bên trong có mục đích giảm việc sinh ra NOx trong quá trình đốt cháy. Các kỹ thuật như phun nước, lọc khí thải giúp giảm đến 50% hàm lượng NOx.
- Giảm xúc tác có chọn lọc: SCR là hệ thống quản lý với kỹ thuật xử lý khí thải bằng phản ứng hóa học chuyển NOx thành khí nito, nước và CO2. Công nghệ này giảm đến 90% lượng khí NOx.
Ô nhiễm nguồn nước
Các hoạt động cảng biển tác động đến chất lượng nước và các loài sinh vật biển. Chất thải từ tàu và cảng biển làm mất hoặc suy thoái môi trường. Những tác động gồm:
- Nito: từ chất thải là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng phú dưỡng trong hệ thống biển, tảo nở hoa sử dụng hết oxy trong nước và khiến nhiều loài động vật bị chết.
- Nước dằn tàu: bao gồm nước từ sông, hồ, biển bơm vào giữ cho tàu ổn định chiếm đến 30% và chứa nhiều vi sinh vật gây hại. Do đó khi thải nước này ra môi trường sẽ làm lây lan nhiều vi sinh, mầm bệnh.
- Sự cố tràn dầu: ô nhiễm làm suy thoái dòng chảy, nước đáy tàu, hoạt động xếp dỡ, các sự kiện tràn dầu lớn.
- Nạo vét: loại bỏ trầm tích làm tăng độ đục của nước và xáo trộn trầm tích đáy bị ô nhiễm, gây hại hoặc phá vỡ môi trường sống nhiều loài.
- Nước thải: từ các tàu sinh hoạt bị nhiễm dầu, chất thải sinh hoạt chứa nhiều chất lơ lửng, dầu mỡ làm ô nhiễm các khu vực ven bờ. Do đó để đạt tiêu chuẩn hoạt động, cảng biển phải thiết kế hệ thống xử lý nước thải tương ứng với lưu lượng, nồng độ, thành phần trong nước thải.
Ngoài nước thải và khí thải, chất thải rắn cũng là tác nhân gây ô nhiễm như rác thải nhựa, thiết bị máy móc cũ, điện tử đã qua sử dụng. Hoặc tại nhiều cảng biển đa phần chưa quản lý tốt chất thải nguy hại như dầu mỡ, từ máy móc, thiết bị đang hoạt động. Vì thế, cần đầu tư vào trang thiết bị ít phát thải, cơ sở hạ tầng hiện đại, cải tiến hoặc nâng cấp các hệ thống kiểm soát chất thải, lập phương án ứng phó với các sự cố môi trường,…