Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Giấy Phép Môi Trường Chế Biến Mủ Cao Su


392 Lượt xem - Update nội dung: 23-04-2024 08:44

Đã kiểm duyệt nội dung

Ngành chế biến mủ cao su có thuộc nhóm ngành gây ô nhiễm môi trường và phải lập giấy phép môi trường không? Trong nội dung dưới đây, Môi trường Hợp Nhất sẽ nêu ví dụ về trường hợp lập giấy phép môi trường nhà máy chế biến mủ cao su.

Giấy phép môi trường chế biến mủ cao su

1. Tư vấn lập giấy phép môi trường nhà máy chế biến mủ cao su

Hỏi: Nhà máy chế biến mủ cao su nằm tại huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk với diện tích 7,6 ha với công suất dự kiến là 4.000 tấn/năm, nhà máy đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chuẩn bị xây dựng. Dự kiến với trong quá trình sản xuất nhà máy sẽ có phát sinh nước thải (sinh hoạt và sản xuất) với lưu lượng khoảng 350m3 ngày và khí thải với lưu lượng 2.500m3 giờ. Vậy hiện nay để được cấp phép xây dựng và đi vào hoạt động, nhà máy cần thực hiện hồ sơ môi trường gì?

Đáp: Đối với trường hợp này là dự án chưa đi vào hoạt động và chưa có hồ sơ môi trường trước đây, vì vậy chúng ta cần xét các yếu tố để có căn cứ kết luận loại hồ sơ môi trường mà nhà máy cần thực hiện.

  • Ngành nghề sản xuất, kinh doanh: Chế biến mủ cao su (nằm trong danh mục 17 ngành nghề thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo Phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP).
  • Quy mô, công suất: 4.000 tấn/năm (thuộc công suất trung bình theo Phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP).
  • Tổng diện tích dự án: 7,6 ha.
  • Chất thải: Nước thải, khí thải.

Dự án có tiêu chí về môi trường như Dự án đầu tư nhóm II theo quy định của Luật BVMT 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

  • Quy mô: Dự án có tiêu chí như dự án nhóm B (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công).
  • Kết luận: Dự án thuộc đối tượng làm giấy phép môi trường cấp Tỉnh (cụ thể là UBND tỉnh Đắk Lắk cấp phép).

2. Nguồn phát sinh chất thải và các công trình bảo vệ môi trường của dự án

Chất thải phát sinh và các công trình bảo vệ môi trường của dự án.

2.1. Nước thải

- Nước thải sinh hoạt (gồm nước đen phát sinh từ bồn cầu, bồn tiểu và nước xám phát sinh từ hoạt động tắm rửa, giặt giũ của công nhân làm việc tại Nhà máy).

Nước thải sản xuất (gồm nước thải phát sinh từ dây chuyền chế biến mủ cao su, nước thải vệ sinh nhà xưởng).

Nguồn tiếp nhận nước thải: Suối

Phương thức xả nước thải: Tự chảy

Công suất thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung: 350m3 ngày.đêm

Dự án không thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục.

2.2. Khí thải

- Phát sinh từ lò sấy cao su, lưu lượng lớn nhất là 2.500m3/h

Phương thức xả khí thải: Khí thải được xả ra môi trường qua ống khói, xả gián đoạn (chỉ xả trong trường hợp vận hành lò sấy). Khí thải lò sấy được thu gom bằng hệ thống chụp hút, sau đó được dẫn vào tháp hấp thụ để xử lý.

Tóm tắt quy trình công nghệ: Khí thải -> Quạt hút -> Tháp hấp thụ (sử dụng dung dịch Ca(OH)2 - > Quạt hút -> Ống khói (Khí thải đạt QCVN 19:2009/BTNMT, cột B).

3. Sau khi có giấy phép môi trường, bước tiếp theo của dự án là gì?

03 tháng sau khi được cấp giấy phép môi trường, dự án cần vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.

Công trình, thiết bị xử lý nước thải phải vận hành thử nghiệm: Hệ thống xử lý nước thải tập trung, công suất thiết kế: 350m3 ngày.đêm.

4. Ngoài giấy phép môi trường, dự án còn phải thực hiện hồ sơ môi trường nào?

Bên cạnh giấy phép môi trường, báo cáo công tác bảo vệ môi trường là hồ sơ môi trường mà dự án cần thực hiện định kỳ mỗi năm. Tần suất lấy mẫu nước thải, khí thải được thực hiện theo đúng với quy định trong giấy phép môi trường.

Đối với các doanh nghiệp chế biến mủ cao su, nếu chưa có thời gian tra cứu Luật BVMT 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì có thể tham khảo thêm thông tin dưới đây để nắm rõ quy mô, công suất dưới đây để phân loại dự án đầu tư.

Theo Điều 39, Luật BVMT 2020, đối tượng phải có giấy phép môi trường:

  • Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
  • Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP:

  • Ngành nghề: Chế biến mủ cao su: Nằm trong danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
  • Công suất lớn: từ 15.000 tấn/năm.
  • Công suất trung bình: Từ 6.000  đến dưới 15.000 tấn/năm.
  • Công suất nhỏ: Dưới 6.000 tấn/năm.

Trên đây là một ví dụ về trường hợp lập giấy phép môi trường nhà máy chế biến mủ cao su tại Đắk Lắk (GPMT cấp Tỉnh).

Còn đối với trường hợp của bạn thì sao? Dự án của bạn đã đi vào hoạt động hay chưa? Dự án cần hoàn thiện hồ sơ môi trường nào để đảm bảo hoạt động ổn định và không vi phạm nội dung của luật bảo vệ môi trường?

Để được tư vấn thêm hồ sơ môi trường cho dự án của mình, bạn có thể liên hệ Công ty Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được các chuyên viên tư vấn chi tiết hơn.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:07 04-10-2024)
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, ...
(08:36 04-10-2024)
Mỗi cơ sở, làng nghề sản xuất bánh tráng sẽ có quy trình sản xuất khác nhau tùy vào sản phẩm đầu ra phân phối ...
(10:24 03-10-2024)
Việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải là yếu tố then chốt để kiểm soát bụi, khí thải, đảm bảo vệ ...
(10:06 02-10-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(11:53 01-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(08:47 01-10-2024)
Sản phẩm tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768