Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Giấy Phép Môi Trường Nhà Máy Chế Biến Nông Sản


493 Lượt xem - Update nội dung: 29-10-2024 16:10

Đã kiểm duyệt nội dung

Chế biến nông sản có thuộc trường hợp lập giấy phép môi trường không? Trong nội dung dưới đây, Môi trường Hợp Nhất xin nêu một ví dụ về trường hợp lập giấy phép môi trường nhà máy chế biến nông sản (hạt điều).

giấy phép môi trường nhà máy chế biến nông sản

1. Ví dụ về trường hợp lập giấy phép môi trường nhà máy chế biến nông sản

Ví dụ một cơ sở chế biến hạt điều tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước có tổng số vốn đầu tư là 120 tỷ với công suất hoạt động là 15.000 tấn điều thô/năm (tương đương với công suất 3.1000 tấn sản phẩm/năm). Trong quá trình hoạt động có phát sinh nước thải với lưu lượng tối đa là 50m3/ngày, lưu lượng khí thải tối đa là 40.000m3/ngày.đêm. Nhà máy đã được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường vào năm 2020. Vậy căn cứ vào Luật BVMT 2020 hiện nay thì nhà máy này có thuộc đối tượng thực hiện giấy phép môi trường không?

Để kết luận hồ sơ môi trường của một dự án nói chung và cơ sở chế biến nông sản nói riêng, chúng ta cần căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành như:

  • Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14;
  • Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
  • Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.

Xét dự án trên:

  • Ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Chế biến nông sản (hạt điều);
  • Vị trí dự án: Huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước;
  • Tình trạng dự án: Dự án đã đi vào hoạt động;
  • Tổng số vốn đầu tư: 120 tỷ;
  • Chất thải: Nước thải (lưu lượng tối đa là 50m3/ngày), khí thải (tổng lưu lượng là 40.000m3/ngày.đêm);
  • Hồ sơ môi trường trước đây: Báo cáo cáo đánh giá tác động môi trường do UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt;
  • Quy mô dự án: Theo Khoản 3, Điều 9 Luật đầu tư công 2019 dự án có tổng mức vốn đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng thì thuộc nhóm B.

= > Kết luận: Căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường 2020 Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Luật Đầu tư công 2019, nhà máy chế biến hạt điều trên thuộc đối tượng lập giấy phép môi trường cấp Tỉnh.

2. Các thông tin khác về việc lập GPMT ngành chế biến nông sản

Sau khi đã xác định dự án thuộc đối tượng lập GPMT cấp Tỉnh thì chủ đầu tư có thể tham khảo một số thông tin khác như hồ sơ cần chuẩn bị, quy trình thực hiện.

2.1. Về hồ sơ thực hiện giấy phép môi trường

Theo Khoản 1, Điều 43, Luật BVMT 2020, hồ sơ đề nghị cấp GPMT bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp GPMT;
  • Báo cáo đề xuất cấp GPMT;
  • Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản vẽ tổng thể dự án, bản vẽ thoát nước mưa,…

2.2. Về các công trình bảo vệ môi trường của dự án

Nhà máy chế biến nông sản có phát sinh nước thải, khí thải.

Công trình xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải với công suất thiết kế là 50m3/ngày.đêm.

Sơ đồ công nghệ: Nước thải > Hố thu gom + Song chắn rác > Bể điều hòa > Bể trung hòa > Bể keo tụ > Bể tạo bông > Bể lắng 1 > Bể anoxic > Bể sinh học hiếu khí MBBR > Bể lắng 2 > Bể khử trùng > Nguồn tiếp nhận

Công trình xử lý bụi, khí thải

Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình đốt củi để vận hành lò hơi.

Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải: Khí thải > Quạt ly tâm > Tháp hấp thụ > Ống khói).

2.3. Về hồ sơ môi trường khác

Ngoài giấy phép môi trường thì nhà máy chế biến nông sản này cũng thực hiện Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ (tần suất là 1 lần/năm), gửi về cơ quan chức năng trước ngày 15/01 của năm tiếp theo. Trong đó tần suất quan trắc nước thải, khí thải sẽ được thực hiện theo đúng với nội dung đã cam kết trong giấy phép môi trường.

Trên đây là một ví dụ về trường hợp lập giấy phép môi trường nhà máy chế biến nông sản (hạt điều). Trên thực tế mỗi nhà máy, cơ sở có ngành nghề hoạt động, tính chất, quy mô khác nhau, địa điểm hoạt động khác nhau, khối lượng chất thải khác nhau nên cơ quan cấp GPMT cũng có thể khác nhau như UBND cấp Quận, Huyện, UBND cấp Tỉnh, Ban Quản lý KCN, Bộ TN&MT.

Để tham khảo thêm các trường hợp lập giấy phép môi trường các lĩnh vực khác, Quý Doanh nghiệp có thể truy cập vào mục TIN TỨC tại website:moitruonghopnhat.com Hoặc nếu có bất kỳ thắc mắc gì về việc thực hiện hồ sơ môi trường, Quý Doanh nghiệp cũng có thể ĐỂ LẠI CÂU HỎI hoặc gọi đến Hotline: 0938.857.768 sẽ được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(08:50 18-04-2025)
Ký túc xá trường học là nơi sinh sống và học tập của học sinh, sinh viên, vì vậy nước thải phát sinh chủ yếu là ...
(16:44 17-04-2025)
Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mở ra nhiều cơ hội đổi mới mà còn đi kèm với một số thách thức đối ...
(12:00 17-04-2025)
Theo quy định mới thì các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, y tế, xây dựng và giao thông vẩn tải là 4 ngành cần phải ...
(10:00 16-04-2025)
Hồ sơ kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là một phần quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và an ...
(09:17 15-04-2025)
Bể keo tụ, tạo bông là một trong những công trình quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải, giúp loại bỏ các hạt ...
(08:40 14-04-2025)
Từ ngày 01/3/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768