Giấy Phép Môi Trường Nhà Máy Chế Biến Thức Ăn Thủy Sản
Đã kiểm duyệt nội dung
Ví dụ nhà máy chế biến thức ăn thủy A sản tọa lạc tại KCN Long Giang, tỉnh Tiền Giang có công suất 250.000 tấn sản phẩm/năm, với tổng số vốn đầu tư là 400 tỷ, có phát sinh bụi, khí thải (đã có hệ thống xử lý). Vào năm 2017 đã được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Vậy theo Luật BVMT 2020 hiện nay nhà máy có phải thực hiện giấy phép môi trường không?
Nếu không có thời gian tìm hiểu thông tin về việc lập giấy phép môi trường nhà máy chế biến thức ăn thủy sản, Quý Doanh nghiệp có thể liên hệ Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn nhanh.
1. Tư vấn lập giấy phép môi trường nhà máy chế biến thức ăn thủy sản
Ví dụ về trường hợp lập giấy phép môi trường nhà máy chế biến thức ăn thủy sản.
Xét các yếu tố của dự án trên:
- Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Sản xuất, chế biến thức ăn thủy sản
- Địa điểm: Khu công nghiệp Long Giang, tỉnh Tiền Giang
- Chất thải: Bụi, khí thải
- Hồ sơ môi trường trước đây: Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Quy mô cơ sở: Tổng số vốn đầu tư là 400 tỷ
Theo Điều 9, Khoản 3, Luật Đầu tư công 2019, cơ sở công nghiệp có vốn đầu từ 60 tỷ đến 1.000 tỷ thuộc nhóm B và theo hàng số 2, Phụ lục IV của Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Căn cứ theo Khoản 2, Điều 39 và điểm c, Khoản 3, Điều 41 của Luật BVMT 2020, nhà máy trên thuộc đối tượng lập giấy phép môi trường cấp Tỉnh.
Vậy tóm lại, nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn thủy sản trên thuộc đối tượng lập giấy phép môi trường cấp Tỉnh (UBND tỉnh Tiền Giang cấp phép).
2. Hồ sơ thực hiện giấy phép môi trường nhà máy chế biến thức ăn thủy sản
Theo Khoản 1, Điều 43, Luật BVMT 2020, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm: Văn bản đề nghị cấp GPMT, báo cáo đề xuất cấp GPMT, tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cụm công nghiệp.
Ngoài ra, chủ đầu tư dự án cần chuẩn bị thêm các giấy tờ liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, quyết định phê duyệt ĐTM, thỏa thuận đấu nối nước thải, giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, giấy phép khai thác nước ngầm, nước mặt (nếu có),…
3. Các thông tin khác về giấy phép môi trường nhà máy chế biến thức ăn thủy sản
Nhà máy A hoạt động ở lĩnh vực sản xuất, chế biến thức ăn thủy sản với nguyên liệu là bột cá, bột xương thịt, mì lát, …. và chất thải phát sinh chủ yếu là bụi, khí thải.
3.1. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý khí thải
Để cải thiện chất lượng môi trường không khí, nhà máy có trang bị các công trình xử lý khí thải.
- Công trình xử lý bụi và các hợp chất gây mùi từ hoạt động sản xuất thức ăn thủy sản (công đoạn nghiền nguyên liệu)
- Quy trình xử lý: Khí thải > Quạt hút > Thiết bị lọc khô > Thiết bị lọc ướt + Lọc than hoạt tính > Ống thải

Thuyết minh quy trình
Bụi và các hợp chất gây mùi được quạt hút thu gom và đưa vào thiết bị lọc thô.
Thiết bị lọc thô: Khí thải sẽ được đi qua thiết bị lọc bụi khô hình chữ nhật bên trong các cyclone con hình trụ tròn rỗng với thiết kế này sẽ giúp dòng khí lẫn bụi di chuyển xoáy theo đường xoắn ốc dọc bề mặt trong của từng vỏ cyclone, dưới tác dụng của lực ly tâm, bụi chuyển dần về vỏ ngoài của cyclon, va chạm với nó, sẽ mất động năng và rơi xuống phễu thu. Phía dưới phễu thu, cơ sở đã cho cột bao tải ở cửa xả bụi để thu gom hoàn toàn phế liệu rơi xuống phễu đưa về kho tái chế.
Thiết bị lọc ướt kết hợp than hoạt tính: Sau khi vào thiết bị lọc thô, dòng khí được đưa vào thiết bị lọc ướt. Tại đây, các chất ô nhiễm, gây mùi sẽ được dung dịch NaOH phun từ trên xuống và hấp thụ thông qua các phản ứng hóa học. Quá trình phun dung dịch NaOH cũng giúp lôi cuốn các hạt bụi lẫn trong dòng khí và giúp làm giảm nồng độ bụi. Sau khi đi qua thiết bị lọc ướt, khí thải tiếp tục đi qua lớp vật liệu hấp phụ là than hoạt tính theo hướng từ dưới lên. Than hoạt tính có cấu tạo các lỗ rỗng, nhờ vậy chúng sẽ giữ lại các hợp chất gây mùi trong dòng khí, cuối cùng dòng khí sau xử lý sẽ đi ra ngoài tháp, theo ống dẫn khí và phát tán vào không khí.
Ngoài ra, còn có các hệ thống xử lý khí thải khác tại các công đoạn phát sinh như:
- Hệ thống xử lý khí thải lò hơi: Khí thải > Hệ thống ống thu gom > Bộ thu hồi nước và gió > Cyclone đa cấp > Tháp lọc bụi ướt > Tháp lọc bụi khô > Quạt hút > Ống thải
- Hệ thống xử lý khí thải của máy tạo hạt và làm nguội: Khí thải > Quạt hút > Thiết bị lọc khô > Thiết bị lọc ẩm > Thiết bị lọc sinh học > Thiết bị lọc than hoạt tính > Quạt hút > Ống thải
- Hệ thống xử lý khí thải từ các công đoạn ép đùn, sấy, làm lạnh: Khí thải > Quạt hút > Thiết bị lọc ẩm 1 > Thiết bị lọc ẩm 2 > Ống thải
- Hệ thống xử lý khí thải tại kho chứa nguyên liệu: Khí trong khu vực phát sinh mùi > Quạt hút > Các tấm ngăn > Cửa thoát khí
3.2. Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải
Nước thải sinh hoạt > Xử lý sơ bộ qua bể tự hoại > Hệ thống xử lý nước thải > Hệ thống thu gom nước thải của KCN
Nước thải từ việc xả đáy lò hơi và nước thải từ hệ thống xử lý khí thải > Bể lắng bùn > Hệ thống xử lý nước thải > Hệ thống thu gom nước thải của KCN
Nước thải từ hoạt động vệ sinh nhà xưởng, máy móc > Hệ thống xử lý nước thải > Hệ thống XLNT của KHCN.

3.3. Biện pháp thu gom, xử lý rác thải
Các loại rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp được thu gom và chứa trong các thùng riêng cho từng loại chất thải và được đơn vị chức năng thu gom, xử lý.
3.4. Các thông tin khác
Các yêu cầu về bảo vệ môi trường:
- Thu gom, xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở, bảo đảm đáp ứng yêu cầu đấu nối, tiếp nhận nước thải của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, không xả trực tiếp ra môi trường.
- Có sổ nhật ký vận hành, ghi chép đầy đủ thông tin của quá trình vận hành công trình xử lý nước thải.
- Đảm bảo bố trí đủ nguồn lực, thiết bị, hóa chất để thường xuyên vận hành hiệu quả các hệ thống, công trình thu gom, xử lý nước thải.
- Chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc thực hiện đấu nối nước thải về hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của KCN.
Trên đây là một ví dụ về trường hợp lập giấy phép môi trường nhà máy chế biến thức ăn thủy sản. Trên thực tế, mỗi nhà máy, cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản sẽ khác nhau về quy mô, địa điểm, vốn đầu tư, chất thải phát sinh, …. Vì vậy để biết chính xác doanh nghiệp thực hiện hồ sơ môi trường nào, chủ đầu tư cần căn cứ vào nhiều yếu tố và nắm rõ các quy định hiện hành.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện giấy phép môi trường, xin vui lòng kết nối Hotline: 0938.857.768 hoặc GỬI CÂU HỎI để được hỗ trợ nhanh chóng.