Giấy Phép Môi Trường Nhà Máy Sản Xuất Giày
Đã kiểm duyệt nội dung
Tôi có một nhà máy sản xuất, gia công giày da các loại nằm tại cụm công nghiệp Trung An, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, có công suất là 2.500.000 đôi/năm (tương đương với 1.000 tấn/năm), tổng số vốn đầu tư là 20 tỷ, đã được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường vào năm 2020 và đã đi vào hoạt động chính thức từ tháng 6 năm 2022, tổng số lao động tối đa là 500 người có phát sinh nước thải, khí thải và đã lắp hệ thống xử lý. Vậy nhà máy có thuộc đối tượng phải lập giấy phép môi trường không?
1. Căn cứ pháp lý để xét đối tượng lập giấy phép môi trường
- Luật Bảo vệ môi trường 2020;
- Luật Đầu tư công số 39/2019.
2. Nhà máy sản xuất giày dép nêu trên có phải lập giấy phép môi trường không?
Để xét đối tượng của dự án, chúng ta cần xét các yếu tố sau:
- Ngành nghề hoạt động: Sản xuất giày da
- Địa điểm: Cụm công nghiệp Trung An, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
- Tổng số vốn đầu tư: 20 tỷ
- Quy mô, công suất: Tổng số lao động là 500 người
- Chất thải phát sinh: Nước thải, khí thải, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại
- Công trình bảo vệ môi trường: Đã có hệ thống xử lý nước thải, khí thải
- Hồ sơ môi trường trước đây: Đã được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Căn cứ vào Khoản 3, Điều 10 của Luật Đầu tư công số 39/2019 thì dự án thuộc nhóm C (dự án có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ) và nhóm III.Căn cứ vào Khoản 2, Điều 39 và điểm c, Khoản 3, Điều 41 LUật BVMT 2020 thì dự án thuộc đối tượng lập giấy phép môi trường.
Ngoài giấy phép môi trường nhà máy sản xuất giày, chủ đầu tư dự án cũng phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ mỗi năm với tần suất lấy mẫu nước thải, khí thải theo nội dung trong giấy phép môi trường.
3. Các thông tin khác về dự án
Ngoài các thông tin trên, dự án này có phát sinh nước thải, khí thải, chất thải nguy hại, cụ thể như sau:
Nguồn phát sinh nước thải và công trình xử lý
Tổng lưu lượng nước thải là khoảng 40m3/ngày, trong đó chủ yếu là nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh của công nhân là với các đặc trưng ô nhiễm như: BOD5, COD, amoni, coliform cao.
Nguồn nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt trong quá trình ăn uống và vệ sinh của công nhân, trên thực tế, mỗi thời điểm số lượng công nhân làm việc tại nhà máy dao động khác nhau. Đặc biệt là mùa cao điểm như gần Tết do số lượng đơn hàng tăng cao.
Công trình, biện pháp xử lý nước thải: Nước thải sinh hoạt của nhà máy sẽ được thu gom, xử lý sơ bộ bằng 2 bể tự hoại được chia làm 2 khu vực, bao gồm: 1 bể tại nhà vệ sinh công nhân, 1 bể tại nhà vệ sinh văn phòng. Nước thải sau khi qua bể tự hoại sẽ được dẫn vào hố ga nước thải của nhà máy sau đó đấu nối với hệ thống thoát nước thải của cụm công nghiệp để dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp để xử lý đạt quy chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường.
Ngoài nước thải sinh hoạt còn có các loại nước thải khác như:
- Nước thải từ nhà ăn: Được thu gom, xử lý sơ bộ bằng bể tách mỡ, nước thải sau bể tách mỡ sẽ được dẫn về hố ga nước thải của nhà máy, sau đó đấu nối với hệ thống thoát nước thải của cụm công nghiệp để dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp để xử lý đạt quy chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường.
- Nước mưa chảy tràn: Nước mưa trên máy trên mái (nước mưa thu về trên mái các máng xối được dẫn xuống các hố ga trên mặt đất bằng ống nhựa) và nước mưa chảy tràn trên mặt đất chảy xuống cống thoát nước mưa, qua các hố ga để lắng cát và sau đó được đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa chung của cụm công nghiệp.
Nguồn phát sinh khí thải và công trình xử lý
Khí thải và bụi của các phương tiện vận chuyển máy móc, thiết bị: Khí CO, NO2, SO2, VOCs, bụi,...
Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị: Bụi, khói hàn, CO, NO2,..
Khí thải, mùi hôi từ hệ thống thoát nước, khu lưu trữ chất thải: H2S, CH4, methyl mercaptan,..
Bụi phát sinh từ công đoạn cắt, may sản phẩm giày.
Quy trình xử lý khí thải
Bụi, khí thải, hơi dung môi > Chụp hút > Ống nhánh > Ống chính > Tháp hấp phụ than hoạt tính > Ống thải cao 15m > Khí sạch thoát ra môi trường
Nguồn phát sinh chất thải rắn
- Chất thải công nghiệp: Đế giày da vụn, sản phẩm bị lỗi trong quá trình sản xuất, phụ kiện giày da, bao bì, nylon, giấy văn phòng, thùng carton,…
- Chất thải nguy hại: Than hoạt tính đã qua sử dụng từ quá trình xử lý khí thải, bóng đèn huỳnh quang, dầu động cơ, bao bì mềm thải, bao bì kim loại cứng, bao bì nhựa cứng, hộp chứa mực in,…
Cách xử lý
- Đối với chất thải công nghiệp: Được thu gom riêng biệt bởi đơn vị có chức năng
- Đối với chất thải nguy hại: Được lưu trữ tại khu vực riêng và quản lý chất thải nguy hại theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT và được đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển và xử lý.
Trên đây là một ví dụ về giấy phép môi trường nhà máy sản xuất giày. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và KHÔNG PHẢI TƯ VẤN PHÁP LÝ CHO BẤT KỲ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ NÀO. Mỗi dự án có ngành nghề hoạt động và quy mô, công suất khác nhau nên việc xét đối tượng dự án để thực hiện giấy phép môi trường cũng sẽ khác nhau.
Để được tư vấn trực tiếp với chuyên gia về trường hợp dự án của mình, Quý Doanh nghiệp có thể liên hệ qua Hotline: 0938.857.768 - Công ty Môi trường Hợp Nhất với kinh nghiệm trong nghề hơn 10 năm sẽ hỗ trợ tận tình những thắc mắc của Quý Doanh nghiệp.