Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có quan trọng không?
Đã kiểm duyệt nội dung
Dự án muốn hoạt động thường phải trải qua 2 giai đoạn chính gồm lập đtm trước khi xây dựng và xin giấy phép xả nước thải vào nguồn nước sau khi đã có HTXLNT đạt chuẩn. Cả 2 loại hồ sơ này phải thực hiện việc thông báo lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, các nhân có liên quan.
Ngoài ra, dự án phải có báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước hoặc phải phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải nếu chưa quy hoạch tài nguyên nước. Trong đó sau khi được cấp phép, các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực phải lập đề án, báo cáo xả thải với đầy đủ thông tin, số liệu được thể hiện rõ ràng, chính xác và trung thực.
Các điều kiện để cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
- Dự án phải có thiết bị, nhân lực hoặc hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc môi trường nước thải đối với trường hợp đã có công trình xả nước thải.
- Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực thực hiện vận hành hệ thống và quan trắc môi trường nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xả nước thải.
- Dự án cần lên phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và thực hiện giám sát hoạt động xả thải đúng với quy định.
Nhà nước có nhiều văn bản pháp lý, quy định rõ ràng về giấy phép xả thải nhưng rất nhiều trường hợp vẫn cố tình sai phạm. Điểm chung là họ chưa chấp hành đầy đủ quy định về môi trường như việc giám sát môi trường định kỳ không đầy đủ, chưa quan trắc, giám sát tài nguyên nước trong khai thác, sử dụng, xả nước thải vào nguồn và đặc biệt chưa có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo đúng quy định.
Đối với những trường hợp này cần khẩn trương thực hiện các biện pháp xử lý môi trường đạt chuẩn trước khi xả thải. Tiến hành đầu tư, nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn phục vụ tốt trong hoạt động xả thải tuân thủ quy định.
Sau khi được cấp giấy phép xả thải theo đúng quy định của nhà nước, các cá nhân, tổ chức phải thường xuyên theo dõi, quản lý và ghi chép đầy đủ các thông số liên quan đến nguồn thải. Đặc biệt, các phương pháp xử lý nước thải phải đảm bảo xử lý nguồn thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Đối với phương án thiết kế công trình hoặc khai thác tài nguyên nước phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ tài nguyên nước.
Những quy định mới về giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
Hiện nay, đa phần doanh nghiệp thường phải tiến hành nhiều thủ tục hành chính, gây tốn kém, nhiều trường hợp không tác động nhiều đến môi trường nhưng vẫn bắt buộc thực hiện các thủ tục không đáng có. Với những hạn chế này, dự thảo Luật sửa đổi có nhiều thay đổi lớn và xem xét tích hợp các thủ tục hành chính thành 1 GPMT duy nhất.
Trong đó, giấy phép xả thải vào nguồn nước, giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT, giấy phép xả khí thải, giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, giấy phép xử lý CTNH, sổ chủ nguồn thải CTNH, phương án, kế hoạch bảo vệ và quản lý môi trường.
Mặc dù có những thay đổi nhất định, nhưng chủ giấy phép cũng phải tuân thủ các quy định và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình như nội dung giấy phép đã phê duyệt. Doanh nghiệp cần lưu ý đến thời hạn của giấy phép, nếu việc gia hạn trễ hơn thời hạn giấy phép hết thời gian gia hạn (ít nhất 90 ngày) thì phải lập lại giấy phép xả thải mới.
Vì thế vai trò của giấy phép xả thải vô cùng quan trọng giúp bảo vệ môi trường và hệ sinh thái; đảm bảo mục tiêu chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải; bảo vệ quyền, lợi ích xả nước thải hợp pháp của các cá nhân, tổ chức hiện đang xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.
Trên đây là những lưu ý quan trọng về giấy phép xả thải, Quý Khách hàng cần lưu ý hoặc cập nhật kịp thời loại hồ sơ này để tránh cơ quan nhà nước kiểm tra và xử phạt hành chính. Nếu Quý KH có nhu cầu hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn chi tiết hơn.
Xem thêm bài viết về dịch vụ tư vấn lập giấy phép xả thải vào nguồn nước tại đây!