Gợi ý 3 Cách xử lý nước thải không sử dụng hóa chất
Đã kiểm duyệt nội dung
Bên cạnh các phương pháp sử dụng hóa chất để xử lý các thành phần ô nhiễm, tách các chất độc hại ra khỏi nước thải, xử lý nước thải không sử dụng hóa chất cũng được sử dụng ở nhiều nơi. Vậy các phương pháp này hoạt động như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
1. Xử lý nước thải không sử dụng hóa chất bằng phương pháp cơ học
Xử lý nước thải không sử dụng hóa chất theo phương pháp cơ học là áp dụng các lực vật lý để loại bỏ các tạp chất cơ học không tan ra khỏi nước thải như gạn, lọc, lắng, lọc.
Các công trình xử lý trong phương pháp cơ học này gồm có song chắn rác, bể lắng cát, bể vớt dầu mỡ, bể lắng, bể lọc.
1.1. Song chắn rác
Có vai trò loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn hơn 5mm ra khỏi nước thải, các tạp chất này chủ yếu là rác hữu cơ trong nước thải. Nếu muốn loại bỏ rác có kích thước nhỏ hơn 5mm thì cần dùng lưới chắn rác.
1.2. Bể lắng cát
Bể lắng cát có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất có nguồn gốc vô cơ, chủ yếu là cát chứa trong nước thải. Theo tiêu chuẩn xây dựng TCVD 51:2008/BXD thì với công suất của nhà máy xử lý nước thải lớn hơn hoặc bằng 100m3/ngđ phải thiết kế bể lắng cát. Việc loại bỏ cát ra khỏi nước thải tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình xử lý sau đó.

1.3. Bể vớt dầu mỡ
Nước thải của một số ngành công nghiệp như chế biến thủy sản, dầu thực vật, v.v… có hàm lượng dầu mỡ rất lớn. Dầu mỡ có trọng lượng nhẹ hơn nước nên thường nổi trên bề mặt, khi đó người ta dùng bể vớt dầu mỡ để để vớt chúng ra khỏi nước thải.
Còn đối với nước thải ở các khu dân cư, khu đô thị, người ta có thể sử dụng bể lắng hoặc bể lắng cát có bố trí các thanh gạt để thu gom chúng lại trên mặt nước và loại bỏ chúng ra ngoài.
1.4. Bể lắng
Được ứng dụng để loại bỏ các chất lơ lửng lắng được và các tạp chất nổi. Trong công nghệ xử lý nước thải, vị trí của bể lắng thường nằm sau song chắn rác, bể lắng cát.
Bể lắng trong giai đoạn xử lý cơ học được gọi là bể lắng đợt I (trong giai đoạn xử lý sinh học, được gọi là bể lắng đợt II), bùn ở bể lắng đợt I được gọi là cặn tươi. Bùn ở bể lắng đợt II được gọi là bùn hoạt tính (sau aerotank) và màng lọc sinh học (sau biophin).
1.5. Bể lọc
Các loại lưới lọc và bể lọc với vật liệu lọc dạng hạt được ứng dụng để loại bỏ các chất có kích thước nhỏ chứa trong nước thải công nghiệp. Đồng thời bể lọc còn được sử dụng để xử lý bổ sung (xử lý bậc cao) nước thải đô thị.
Giai đoạn xử lý nước thải cơ học về nguyên tắc chỉ là xử lý sơ bộ và thứ cấp trước khi xử lý sinh học. Hiệu suất xử lý cơ học đạt đến 60% theo chất không tan chứa trong nước thải, đồng thời có thể làm giảm hàm lượng BOD lên đến 20%.
Để tăng hiệu suất, xử lý cơ học có thể tiến hành bằng cách làm thoáng sơ bộ - thổi khí nước thải tại bể làm thoáng (hiệu suất xử lý: 65%), hoặc làm thoáng có bùn hoạt tính tại bể đông tụ sinh học (hiệu suất xử lý: 75% và BOD giảm đến 40 – 45%).
Khi lưu lượng nước thải khu dân cư nhỏ nhưng nguồn tiếp nhận rất lớn thì vai trò của xử lý cơ học là chủ yếu, tuy nhiên phải được sự cho phép của cơ quan chức năng quản lý.
2. Xử lý nước thải không sử dụng hóa chất bằng cách thẩm thấu
Công nghệ thẩm thấu là công nghệ áp dụng các vật liệu thẩm thấu ngược, nhằm loại bỏ các phần tử lớn như các chất gây ô nhiễm, chất bẩn, vi sinh vật từ nước. Cụ thể là nước thải đi qua vật liệu thẩm thấu dưới áp suất cao hơn áp suất thẩm thấu để lọc các phân tử không mong muốn và các phân tử lớn như chất gây ô nhiễm, chất bẩn, vi sinh vật.

3. Xử lý nước thải không sử dụng hóa chất bằng vi sinh vật
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là phương pháp xử lý dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật (VSV) sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ ô nhiễm có trong nước thải bằng cách tổng hợp thành tế bào mới.
Trên đây là một số phương pháp xử lý nước thải không sử dụng hóa chất mà Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất tổng hợp thông tin sơ lược, quý bạn đọc có thể dùng để làm tư liệu tham khảo.
Thực tế hiện nay: để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, người ta đã ứng dụng các công nghệ xử lý nước thải với sự kết hợp của nhiều phương pháp như: cơ học kết hợp hóa lý; cơ học kết hợp sinh học…điển hình có thể kể đến một số công nghệ như: công nghệ xử lý nước thải AAO, công nghệ UASB, công nghệ xử lý nước thải SBR, công nghệ xử lý MBBR…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, mọi thông tin cần hỗ trợ hoặc đóng góp ý kiến về nội dung, bạn có thể để lại bình luận bên dưới. Hợp Nhất luôn sẵn sàng tiếp nhận thông tin từ bạn.
Có thể bạn quan tâm: