Gợi Ý 8 Loài Thực Vật Thủy Sinh Xử Lý Nước Ô Nhiễm
Đã kiểm duyệt nội dung
Thực vật thủy sinh là là những cây dễ tìm kiếm, có khả năng sinh trưởng tốt trong nước, thích nghi tốt với điều kiện môi trường và tạo được vẻ đẹp cảnh quan, ngoài ra có một số cây thủy sinh đặc biệt có khả năng làm sạch nước bẩn. Nội dung dưới đây sẽ “gợi ý 8 loài thực vật thủy sinh xử lý nước ô nhiễm” để các bạn có thể biết thêm thông tin bổ ích. Cùng tìm hiểu nhé.
Gợi ý 8 loài thực vật thủy sinh xử lý nước ô nhiễm
Dưới đây là gợi ý 8 loài thực vật thủy sinh xử lý nước ô nhiễm dễ gặp, dễ tìm tại Việt Nam.
1.1. Cây Bèo tây
Cây Bèo tây (Eichhornia crassipes) là cây sống trôi nổi trên mặt nước, rễ bèo như lông vũ, màu đen ngập trong nước, lá hình tròn, màu xanh lục và nhẵn mặt, cuống lá nở ra như bông xốp giúp cây bèo nổi trên mặt nước.
Bèo tây được nghiên cứu là có tác dụng xử lý nguồn nước thải có nồng độ BOD, COD thấp và ít độc tố.
Ngoài ra Bèo tây còn cung cấp môi trường sống, nơi bám dính cho nhiều loại vi sinh vật dưới nước. Từ đó tạo ra sự đa dạng sinh học cho nguồn nước, giúp các loài thực vật thủy sinh trong ao, hồ, các loài cá tăng trưởng phong phú.
1.2. Cây Bèo cái
Bèo cái (Pistia stratiotes) là một chi TVTS trong họ Ráy (Araceae), chỉ có một loài duy nhất. Bèo cái là cây thân thảo, trôi nổi trên mặt nước trong khi rễ của nó chìm dưới nước, lá dầy, mềm, có khả năng chịu được khí hậu lạnh rất tốt.
Bèo cái cũng tương tự bèo tây, sinh trưởng rất tốt trong môi trường nước, bộ rễ sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ làm nơi trú ngụ của nhiều loại vi sinh vật có lợi, nơi sinh sống của cá.
Bèo cái thường được trồng trong các hồ cá, vừa để làm đẹp lại làm thức ăn và nơi trú ngụ cho cá cảnh. Tạo môi trường sống rất tốt, giữ cho nước trong lành.
3. Cây Rau muống
Rau muống (tên tiếng anh: Ipomoea aquatica) là một loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh trong họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Rau muống mọc bò, ở mặt nước hoặc trên cạn.
Cây Rau muống có tác dụng xử lý các chất ô nhiễm như BOD5, TSS, TN, TP giúp cải thiện chất lượng nước. Ngoài ra còn có tác dụng hấp thụ và tích lũy các chất ô nhiễm dư thừa trong nước thải như chất hữu cơ, vô cơ, kim loại nặng và các dược phẩm trong nước thải bằng cách chuyển hóa các chất độc thành không độc, từ dạng linh động sang kém linh động.
4. Ngổ trâu
Cây Ngổ trâu (Enydra fluctuans Lour) thuộc chi Enydra. Ngổ trâu là cây cỏ, thân dài, mọc ở dưới nước, sống nổi trên mặt nước do thân xốp. Lá và thân non mầu tím, ngọn non có thể ăn được.
Ngổ trâu phổ biến ở Bắc bộ và Trung bộ nước ta, có thể phát triển mạnh trong nước bẩn, chịu được khí hậu đa dạng.
Khả năng xử lý COD của rau ngổ rất cao, hơn cả bèo tây và rau muống.
5. Cải Xoong
Cải xoong có tên khoa học là Rorippa nasturtium aquaticum thuộc họ cải (Brassicaceae), là cây thuỷ sinh nhiều năm có lá kép lông chim sống ở rãnh nước, ao, hồ, ruộng các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Cây Cải xoong có khả năng tuyệt vời trong đóng góp giúp làm giảm ô nhiễm môi trường. Cả xoong có khả năng hấp thụ và tích lũy các kim loại nặng trong nước, ngoài ra còn giúp hạn chế ảnh hưởng của thuốc trừ sâu và phân bón gây lên đất nông nghiệp.
6. Cây Sậy
Cây Sậy (Phragmites australis), là một loài cây lớn thuộc họ Hòa thảo (Poaceae) phân bố ở những vùng đất lầy ở cả khu vực nhiệt đới và ôn đới. Khi các điều kiện sinh trưởng thích hợp, Sậy có thể tăng chiều cao tới 2 - 3 m hoặc hơn, có căn hành bò, thân to 1 - 1,5 cm, lá có phiến rộng 1,5 - 2,5 cm, dài từ 20 - 30 cm.
Hệ sinh vật xung quanh rễ cây sậy có thể giúp phân hủy chất hữu cơ đồng thời hấp thu một số kim loại nặng có trong nước thải y tế. Nước bẩn sẽ thấm qua rễ cây sậy, tại đây, các vi khuẩn sẽ có các hoạt động nhằm làm giảm các chất trong nước thải.
7. Cỏ Vetiver
Cỏ Vetiver (Vetiveria zizanioides) thuộc họ Gramineae, là loài phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới. Cỏ Vetiver có thân đặc chắc và hóa gỗ. Thân mọc thẳng đứng cao từ 1,5 - 2m. Lá hẹp dài, cánh lá thường gấp đôi ở gân chính giữa, rễ chùm.
Cỏ Vetiver thích nghi rộng rãi trong điều kiện môi trường khác nhau. Ở Việt Nam, Vetiver gọi là cỏ Hương Bài hoặc cỏ Hương Lau. Ngoài tác dụng chống xói lở bờ đất, Vetiver cũng dần được sử dụng trong xử lý ô nhiễm môi trường.
8. Thủy trúc
Cây Thủy trúc còn có tên là Lác dù, tên khoa học Cyperus alternifolius, thuộc họ Cyperaceae (Cói). Cây có xuất xứ từ vùng Madagascar. Là cây thân thảo, mọc thành cụm. Lá tiêu giảm thành bẹ ở các gốc, thay vào đó các lá bắc ở đỉnh lại lớn, xếp thành vòng tròn, xoè rộng ra xung quanh.
Cây ưa sống ở ven bờ nước, nơi đất ẩm. Được nghiên cứu và sử dụng để làm sạch nước bị ô nhiễm.
Tổng kết
Vừa rồi Môi trường Hợp Nhất đã chia sẻ thông tin về một số loài thực vật thủy sinh xử lý nước ô nhiễm, hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức mới.
Lưu ý các loại thực vật kể trên, có một số loại đồng thời cũng là các loại rau ăn rất ngon. Vậy nên chúng ta cần lưu ý nguồn gốc, địa điểm trồng rau và sử dụng một lượng vừa phải để không bị nhiễm các kim loại nặng tích trữ vào cơ thể.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết. Đừng quên theo dõi chúng tôi để nhận được các kiến thức hay.
Bộ phận Truyền thông & Marketing tổng hợp