Gợi ý các ý tưởng sáng tạo bảo vệ môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay, mỗi cá nhân chúng ta hãy tích cực góp sức vào việc giảm thiểu chất thải ra môi trường bằng những hành động nhỏ nhưng thiết thực. Bài viết xin gợi ý các ý tưởng sáng tạo bảo vệ môi trường độc đáo, góp phần bảo vệ môi trường, mẹ thiên nhiên của Trái đất.
1. Tái chế rác thải nhựa
Nhựa là loại rác thải mất hàng trăm đến hàng triệu năm để phân hủy. Chúng ta có thể chung tay bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ hằng ngày như tái chế các chai, lọ bằng nhựa đã sử dụng để làm chậu trồng cây hoặc những món đồ trang trí xinh xắn.
Từ những chai nhựa bỏ đi, chúng ta có thể rửa sạch, để khô rồi dùng que sắt nung nóng tạo nên các lỗ thoát nước, sau đó cho đất và chất dinh dưỡng vào. Với những chậu hoa nhỏ nhắn, xinh xắn, chúng ta có thể trồng rau cải trên sân thượng hoặc treo ở ban công.
2. Sử dụng khăn ướt hữu cơ
Các loại khăn ướt trên thị trường hiện nay đa phần được làm bằng polypropylene (chất dẻo) không phân hủy nên dẫn đến tình trạng tắc nghẽn cống. Thay vào đó, sử dụng khăn ướt hữu cơ sẽ có thể tự phân rã khi xả nước trong nhà vệ sinh nên sẽ thân thiện với môi trường hơn.
3. Dùng ống hút thân thiện với môi trường
Một công tay ở Anh đã sản xuất mì ống làm ống hút, và tức nhiên nguyên liệu để làm nên những chiếc ống hút thân thiện với môi trường là bột và nước. Chúng có thể để lâu trong đồ uống lạnh trong vòng 1 tiếng.
Trong khi ống hút nhựa phải mất đến 200 năm để phân hủy thì ống hút bằng mì ống chỉ mất 3 tháng để phân hủy. Hiện nay có nhiều cửa hàng tại các nước phát triển sử dụng loại ống hút này. Tuy nhiên ống hút bằng mì ống không được khuyến khích dùng với thức uống nóng bởi vì nó sẽ làm chín các sợi mì.
4. Làm muỗng, đũa từ hạt quả bơ
Một doanh nghiệp ở Mexico do 3 kỹ sư trẻ thành lập có tên là Biofase đã phát triển công nghệ sản xuất đồ nhựa sử dụng 1 lần từ những quả bơ. Theo đó, công ty đã sản xuất các vật dụng thường dùng như dao, thìa, nĩa bằng hạt của quả bơ nhưng vẫn đảm bảo độ cứng tương đương với nhựa. Hạt quả bơ với khả năng tự phân hủy nên không gây hại đến môi trường.
5. Cửa hàng không sử dụng túi đựng
Để giảm bớt lượng rác thải nhựa, nhiều cửa hàng đã lên chủ trương không sử dụng túi đựng và khuyến khích người tiêu dùng tự mang theo túi giấy, hộp giấy để đựng hàng hóa.
Việc thay đổi thói quen người dùng cần nhiều thời gian để thích ứng nên một số cửa hàng đang sử dụng các sản phẩm thay thế túi nilon dùng một lần như túi eco-green có thể tái chế, dễ làm sạch để sử dụng nhiều lần.
Túi sinh học tự phân hủy được làm từ các nguyên liệu như bột bắp, bột mì, giấy. Những túi này sai khi sử dụng và vứt đi chúng sẽ chuyển hóa thành các chất hữu cơ đơn giản dưới tác động của vi sinh vật trong tự nhiên nên sẽ không gây ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra còn có thể sử dụng các nguyên liệu dễ phân hủy khác để đựng thực phẩm như lá chuối, hộp làm từ bã mía, …
6. Trồng cây từ giấy báo
Mặc dù báo điện tử đang dần thay thế báo giấy truyền thống nhưng hiện nay mỗi ngày vẫn có hàng triệu tấn báo giấy bị thải ra môi trường. Để giảm bớt ô nhiễm môi trường, một nhà thiết kế Nhật Bản đã phát minh ra một loại giấy đặc biệt có mang hạt giống cây vì vậy có khả năng phân hủy sinh học nên rất thân thiện với môi trường.
Với loại báo này, sau khi sử dụng chúng ta chôn tờ giấy xuống đất và thường xuyên tưới nước. Chỉ một thời gian ngắn là đã có thể trồng những mầm cây nhỏ ở khu vực đó.
7. Sản xuất các phương tiện dùng nhiên liệu điện
Để giảm bớt lượng khí thải độc hại từ các phương tiện giao thông, nhiều quốc gia đã sản xuất các dòng xe tiêu thụ điện để bảo vệ môi trường. Dòng “xe xanh” bảo vệ môi trường đã được sử dụng rất nhiều quốc gia. Trong đó Đức, Pháp, Anh, Nauy, Hà Lan, Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc đã có nhiều chính sách để thúc đẩy xe điện phát triển.
Ở nước ta vào năm 2018 tập đoàn Vingroup đã ra mắt dòng xe máy điện Vinfast.
Trên đây là các ý tưởng sáng chế bảo vệ môi trường do Công ty môi trường Hợp Nhất tổng hợp và chia sẻ, nếu quý bạn đọc có ý tưởng nào hay có thể đóng góp để nội dung bài viết được phong phú và hoàn thiện hơn, xin cảm ơn.
Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề bảo vệ môi trường, hãy tìm hiểu ngay: Top 7 dạng năng lượng tái tạo đang được sử dụng trên thế giới