GPMT Nhà Máy Sản Xuất Thức Ăn Gia Súc, Gia Cầm
Đã kiểm duyệt nội dung
Nhà máy sản xuất thức ăn sản xuất gia súc, gia cầm có phải thực hiện giấy phép môi trường không? Trong bài viết dưới đây Môi trường Hợp Nhất sẽ nêu ví dụ về một trường hợp lập giấy phép môi trường nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Tư vấn lập giấy phép môi trường nhà máy sản xuất thức ăn gia súc gia cầm
Hỏi: Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm có tổng diện tích 30.975m2, công suất 240.000 tấn sản phẩm/năm tọa lạc tại KCN Long Giang, tỉnh Tiền Giang, có phát sinh nước thải sinh hoạt đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN, có phát sinh nước thải, khí thải. Vậy dự án này có thuộc đối tượng lập giấy phép môi trường không?
Xét đối tượng dự án
- Loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm.
- Địa điểm: Nằm trong KCN Long Giang, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
- Tổng số vốn đầu tư: 336.300.000 đồng
- Công suất: 240.000 tấn sản phẩm/năm, tổng diện tích 30.975m2
- Chất thải phát sinh: Nước thải sinh hoạt (đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN), khí thải từ các công đoạn sản xuất (nạp nguyên liệu, nghiền nguyên liệu, làm nguội, đóng bao,…), chất thải rắn công nghiệp thông thường: 130.000kg/năm, chất thải rắn sinh hoạt: 50tấn/tháng.
- Công trình bảo vệ môi trường: Dự án không có công trình xử lý nước thải (do nước thải đã được dẫn về hệ thống thu gom nước thải của KCN), có hệ thống thu gom, xử lý khí thải.
== > Dự án có tiêu chí như dự án nhóm B có cấu phần xây dựng, được phân loại theo tiêu chí phân loại của pháp luật về đầu tư công, thuộc đối tượng lập GPMT cấp Tỉnh.
2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải
Công trình, biện pháp thu gom nước mưa, nước thải
- Nước thải sinh hoạt khu vệ sinh: Xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn đối với nước thải từ các khu vệ sinh, sau đó đưa về hệ thống thu gom nước thải của KCN.
- Nước thải từ khu vực nhà ăn: Xử lý sơ bộ qua bể tách dầu sau đó đưa về hệ thống thu gom nước thải của KCN.
- Nước thải từ xả đáy lò hơi: Xử lý sơ bộ bằng bể lắng, lọc sau đó dẫn về hệ thống thu gom nước thải của KCN.
Biện pháp, công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố:
- Thường xuyên kiểm tra đường ống, thiết bị, kịp thời khắc phục các sự cố rò rỉ, tắc nghẽn.
- Thường xuyên theo dõi hoạt động của các bể tự hoại, bể tách mỡ, bể lắng lọc.
Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải
Công trình xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải nhà ăn, nước xả đáy lò hơi không phải vận hành thử nghiệm

3. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý khí thải
- Bụi phát sinh từ công đoạn nạp liệu, nạp liệu xá trong nhà máy --> hệ thống thu gom -- > hệ thống xử lý -- > nguồn tiếp nhận.
- Bụi phát sinh từ công đoạn nghiền khô -- > hệ thống thu gom -- > hệ thống xử lý --> nguồn tiếp nhận.
- Bụi phát sinh từ công đoạn phối trộn ---> hệ thống thu gom -- > hệ thống xử lý --- > nguồn tiếp nhận.
- Bụi phát sinh từ công đoạn làm nguội --- > hệ thống thu gom --- > hệ thống xử lý.
- Bụi phát sinh từ công đoạn đóng bao --- > hệ thống thu gom --- > hệ thống xử lý.
Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý khí thải
Các công trình xử lý khí thải thuộc đối tượng vận hành thử nghiệm. Tần suất lấy mẫu theo quy định tại Điều 21, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện GPMT, nếu có thay đổi khác với các nội dung quy định trong GPMT, chủ đầu tư dự án phải kịp thời báo cáo đến cơ quan cấp phép.
Trên đây làm một ví dụ về trường hợp lập giấy phép môi trường nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm. Thực tế, mỗi nhà máy có quy mô khác nhau, quy trình sản xuất và chất thải phát sinh cũng không giống nhau. Vì vậy, để xét đúng đối tượng dự án lập GPMT, doanh nghiệp cần tìm hiểu, tra cứu Luật BVMT 2020 và các Nghị định, Thông tư có liên quan.
Hoặc để tiết kiệm thời gian, doanh nghiệp có thể liên hệ Công ty Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 - Chúng tôi đã thực hiện thành công GPMT cho rất nhiều dự án, các chuyên viên luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp.