Hà Nội chi 750 tỷ xử lý nước thải làng nghề
Đã kiểm duyệt nội dung
Chắc các bạn cũng biết hầu hết nước thải từ các hoạt động làng nghề ở Hà Nội đều xả trực tiếp ra sông, ao, hồ, kênh mương. Mặc dù nhiều người cam kết xử lý nước thải làng nghề dứt điểm nhưng việc này vẫn kéo dài cho đến tận bây giờ. Vậy ;à, sao để xử lý nước thải tại Hà Nội, làm sao để xử lý triệt để nguồn nước thải từ các làng nghề?
Hiện trạng ô nhiễm làng nghề ở Hà Nội ngày càng tăng
Ô nhiễm làng nghề là một bài toán khó dành cho chính quyền địa phương UBND thành phố ở Hà Nội trong công tác xử lý môi trường. Nguồn nước ngầm được cung cấp cho mục đích sinh hoạt và sản xuất bị nhiễm COD, NH4, phenol, các chỉ tiêu sinh học khác như Ecoli, coliform, kim loại nặng tăng lên đáng kể.
Chất lượng nguồn nước mặt tại nhiều ao, hồ, kênh, nước bị nhiễm độc nghiêm trọng do SS, BOD5, COD, NH4, NO2, PO4, Hg, dầu mỡ,… Tình trạng này xảy ra trên 43 làng nghề trên địa bàn thành phố, hầu hết môi trường nước, không khí, đất,.. ở các làng nghề bị ô nhiễm tới mức báo động.
Theo khảo sát thực tế, hầu hết các làng nghề ở Hà Nội vẫn chưa có cơ sở hạ tầng đạt yêu cầu, nhất là hệ thống cấp thoát nước còn thiếu sự đồng bộ. Nước thải từ các làng nghề dần trở thành thảm họa môi trường khi chưa được xử lý mà thải thẳng ra ao, hồ với nồng độ ô nhiễm cao.
Ô nhiễm tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm là nghiêm trọng nhất. Ước tính phát sinh khoảng 7.000 m3/ngày phát sinh chủ yếu tại các làng nghề như Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai (huyện Hoài Đức). Không riêng gì nguồn nước, tình trạng ô nhiễm này còn gây ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, độ rung, chất thải nguy hại,… Vì ý thức BVMT của người dân chưa cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội.
Thách thức trong việc xử lý nước thải làng nghề ở Hà Nội
Nhìn chung, các làng nghề ở Hà Nội còn phát triển theo mô hình hộ gia đình, trình độ sản xuất còn thấp, thiết bị cũng như công nghệ còn lạc hậu. Có khoảng 70% làng nghề nằm xen kẽ tại nhiều khu dân cư vì thế mà tình trạng ô nhiễm rất khó được xử lý.
Kết cấu hạ tầng, đường ống thoát nước không đáp ứng được nhu cầu sản xuất cũng trở thành vấn đề khá nghiêm trọng. Hiện nay, ô nhiễm hữu cơ khá phổ biến phát sinh từ nhiều làng nghề chế biến thực phẩm, chăn nuôi hay giết mổ. Đáng lo ngại là đa số làng nghề này đều không có hệ thống xử lý nước thải.
Xử lý nước thải làng nghề đang là một trong những thách thức lớn về môi trường ở Hà Nội. Một số dự án đầu tư xử lý nước thải với quy mô lớn đã triển khai, tuy nhiên tỷ lệ nước thải được xử lý lại khá ít. Nhiều mô hình xử lý ô nhiễm làng nghề còn mang tính thí điểm, chưa được nhân rộng vì khả năng xử lý vẫn chưa cao.
Chi 750 tỷ đồng xử lý nước thải làng nghề
Vừa qua, Sở Công thương Hà Nội đưa ra kế hoạch xử lý nước thải, khí thải CTR, CTNH, tiếng ồn,… đối với các làng nghề hoạt động trên địa bàn với tổng kinh phí 1.350 tỷ đồng. Trong đó, 750 tỷ đồng được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 50 làng nghề trọng điểm (huyện Hoài Đức, Vân Canh, Chương Mỹ). Và trong giai đoạn từ 2020 – 2030 sẽ chi thêm 600 tỷ đồng hoàn thiện hệ thống xử lý môi trường cho 30 làng nghề khác.
Các nhà máy xử lý nước thải đã và đang xây dựng được chú trọng hơn nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm. Một số trạm xử lý được cải thiện và nâng công suất như trạm xử lý nước thải làng nghề chế biến tinh bột sắn xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai với công suất 200 – 300 m3/ngày đêm; Cụm công nghiệp làng nghề Duyên Thái, Thường Tín với công suất 500 m3/ngày đêm; làng nghề cơ khí Thanh Thùy, Thanh Oai với công suất 1.000 m3/ngày đêm.
Đặc biệt việc ứng dụng công nghệ xử lý nước thải phi tập trung cũng được quan tâm hơn. Đây là giải pháp được đánh giá phù hợp và mang lại hiệu quả cao đối với việc xử lý nước thải làng nghề Hà Nội. Ưu điểm của hệ thống xử lý này có thể xử lý nước thải hữu cơ có tải trọng cao với chi phí xây dựng và vận hành tương đối thấp so với các mô hình xử lý khác. Ngoài ra, hệ thống xử lý có lưu lượng tại các điểm đều nhỏ nên khi có sự cố có thể giảm thiểu rủi ro cho môi trường.
Hiện nay, mô hình xử lý nước thải phi tập trung đã được ứng dụng tại làng Lai Xá (Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội). Nếu ứng dụng giải pháp xử lý này, từng trạm sẽ có những công nghệ xử lý khác nhau, tạo ra nhiều sự chọn lựa và phương án xử lý phù hợp với từng khu vực. Đặc biệt, hệ thống này hoàn toàn không sử dụng hóa chất trong suốt quá trình xử lý nên rất thân thiện với môi trường.
Đối với các làng nghề chưa đạt tiêu chuẩn, tăng cường nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước về BVMT làng nghề, nâng cao năng lực quản lý môi trường thuộc các cấp làng nghề cơ sở. Khuyến khích hoạt động sản xuất theo hướng xây dựng làng nghề sinh thái vừa thân thiện với môi trường vừa tạo được chuyển biến phát triển mới trong tương lai.