Hà Nội đẩy mạnh quá trình XLNT ô nhiễm
Đã kiểm duyệt nội dung
Sức ép từ nguồn nước thải sinh hoạt - công nghiệp
Dưới sức ép của quá trình đô thị hóa, do thiếu sự quy hoạch đồng bộ, ý thức của người dân chưa cao nên đa phần sông, hồ ở Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Chẳng hạn như sông Tô Lịch, sông Tích, sông Đáy và sông Nhuệ là những “huyền thoại” ô nhiễm khi nhắc đến người dân thường lắc đầu ngao ngán. Hiện trạng ô nhiễm phần nào ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước cấp tại những khu vực này.
Mặc dù thường xuyên tuyên truyền và xây dựng các chương trình bảo vệ môi trường nhưng hầu như vẫn chưa thay đổi bộ mặt môi trường đáng kể. Nhiều giải pháp xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt nhưng hầu như chất lượng nước ở đây chưa thể khắc phục hoàn toàn. Vì mỗi ngày con sông, hồ này phải gánh một khối lượng nước thải chưa qua xử lý mà đổ trực tiếp xuống sông.
Nhiều đoạn sông nước càng ngày vơi dần, bùn lắng đọng nhiều gây mùi hôi khó chịu. Chưa kể tình trạng vứt rác, vứt xác động vật gây ô nhiễm và làm mất thẩm mỹ cảnh quan môi trường. Dọc các tuyến sông, khu dân cư chịu tác động nặng nề nhất, nhất là hệ sinh thái và sức khỏe của người dân.
Mỗi ngày các con sông này tiếp nhận khoảng 600.00 m3 nước thải. Trong đó chỉ có 22% nước thải được xử lý, còn lại chưa xử lý mà thải ra các sông, hồ, kênh rạch toàn thành phố. Ghi nhận được, nước sông Tô Lịch ô nhiễm đã khiến chất lượng cuộc sống của người dân giảm sút đáng kể, tác động xấu đến hệ thủy sinh, giảm khả năng phục hồi đa dạng sinh học.
Các con sông khác như sông Nhuệ, sông Kim Ngưu tình trạng ô nhiễm này cũng đang ở mức báo động cao. Vì nước ngày càng cạn kiệt, nhiều đoạn sông biến thành ao tù, chứa nước đen ngòm, nổi váng bọt, bốc mùi hôi nồng nặc lẫn với nhiều ruồi nhặng bu kín.
Kể từ khi tình trạng ô nhiễm từ các con sông ngày càng trở nên nghiêm trọng thì thói quen sinh hoạt của người dân cũng thay đổi theo. Nhất là vào những hôm trời nắng nóng, nước sông bốc mùi hôi kinh khủng, nổi váng bọt trắng xóa. Người dân cũng bỏ hẳn thói quen tập thể dục 2 bền bờ sông vì không chịu được mùi hôi thối khó chịu ấy.
Vào mùa mưa, rác thải nổi lềnh bềnh khắp mọi nơi, đủ mọi loại rác; lúc này mùi hôi bốc lên càng nhiều không khỏi gây ra nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa của con người.
Như vậy, các con sông nội thành ở Hà Nội vì tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nước thải cơ sở sản xuất, làng nghề nên chất lượng nước luôn ở mức thấp, ô nhiễm nặng nề và vẫn chưa được cải thiện triệt để.
TP Hà Nội đặt ra mục tiêu xử lý nước ô nhiễm như thế nào?
Tập trung xử lý nước ô nhiễm trên lưu vực sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy. TP Hà Nội phấn đấu hoàn thành việc tách nước thải đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi đổ ra nguồn tiếp nhận. Tập trung xử lý các hồ nội thành hoặc các hồ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh bị ô nhiễm.
Rà soát, đánh giá và khoanh vùng nước thải tiềm ẩn rủi ro gây ra sự cố môi trường. Đặc biệt, Hà Nội tập trung xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch, đảm bảo dòng chảy vào mùa khô, hoàn thành đúng tiến độ về Đề án tổng thể bảo vệ môi trường trên lưu vực sông Đáy – sông Nhuệ.
Ngoài ra đảm bảo việc cung cấp 100% nước sạch cho người dân nông thôn, 100% các KCN, CCN đang hoạt động phải hoàn thiện HTXLNT tập trung, 100% bệnh viện, phòng khám có hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn. Phấn đấu thu gom 80% chất thải rắn công nghiệp, di dời các làng nghề ô nhiễm đến khu sản xuất tập trung và yêu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Đề xuất giải pháp đa dạng trong việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Điều này có thể giúp chuyển biến mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường tại các lưu vực sông. Tìm kiếm và chuyển giao nhiều công nghệ xử lý nước thải hiện đại để thu gom và xử lý hoàn toàn chất thải ô nhiễm.
Chi phí để làm sạch nước mặt bị ô nhiễm không hề nhỏ. Trong bối cảnh đó, ứng dụng giải pháp tiên tiến vừa kiểm soát nguồn thải dọc các tuyến sông vừa giảm tải chi phí đầu tư là vô cùng cần thiết. Vì thế, cần ứng dụng biện pháp xử lý chi phí thấp bằng công nghệ đơn giản và thích hợp với từng điều kiện nguồn nước. Đó cũng được xem là giải pháp xử lý môi trường để kiểm soát ô nhiễm nước mặt mang tính khả thi hơn.