Hà Nội làm gì để chống biến đổi khí hậu?
Đã kiểm duyệt nội dung
Đối mặt với những biến đổi khí hậu toàn cầu, Hà Nội không ngừng nỗ lực để ứng phó, phòng ngừa và phát triển theo hướng bền vững. Trong đó, thủ đô nước ta ưu tiên phát triển mô hình đô thị xanh cùng các giải pháp môi trường nhằm giảm thiểu các nguồn thải tác động xấu.
Năm 2020 – Hà Nội đánh giá tác động môi trường làng nghề
Với kế hoạch triển khai và hỗ trợ lập đtm làng nghề sẽ tạo điều kiện cho các làng nghề, cụm làng nghề truyền thống phát triển theo hướng bền vững. Căn cứ vào những quy định, hiện các làng nghề trên địa bàn Hà Nội đang tiến hành làm thủ tục đề nghị công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống. Theo đó các làng nghề nằm trong danh mục phải đánh giá tác động môi trường phù hợp với Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Với những trường hợp vẫn chưa lập báo có ĐTM sẽ được hỗ trợ từ ngân sách, nguồn vốn hỗ trợ của UBND quận, huyện, thị xã trên khu vực thành phố Hà Nội. Thứ nhất là những bước đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội làng nghề. Thứ hai còn có các hoạt động đánh giá, dự báo nguồn thải và tác động tiêu cực của làng nghề đến môi trường và sức khỏe. Và thứ ba là đánh giá dự báo và xác định biện pháp quản lý rủi ro của làng nghề đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Căn cứ vào nội dung thực hiện ĐTM, các làng nghề phải tuân thủ đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Lập chương trình quản lý, giám sát và phương án tổ chức biện pháp BVMT. Chẳng hạn như cần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải làng nghề, có kế hoạch tách nước mưa và nước thải và xử lý khí thải ô nhiễm trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Nhờ vậy mà việc đánh giá thực trạng môi trường làng nghề, xác định bất cập, biện pháp xử lý giúp cải thiện ô nhiễm môi trường phù hợp với điều kiện phát triển thực tế.
Để kế hoạch này được triển khai thành công, UBND TP cần thường xuyên tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng tại các làng nghề. Đồng thời cần nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước về BVMT và khuyến khích các hoạt động sản xuất hướng tới xây dựng làng nghề sinh thái thân thiện với môi trường. Đây cũng được xem là điều kiện quan trọng để các làng nghề theo hướng phát triển bền vững phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Hà Nội học hỏi kinh nghiệm phát triển xanh từ Singapore và Nhật Bản
Nếu Singapore là quốc gia đi đầu trong việc quy hoạch đô thị gắn liền với BVMT thì Nhật Bản cũng có kế hoạch quy hoạch, định hướng và phát triển đô thị với việc tiêu thụ năng lượng, không gian xanh hướng đến giảm tác động môi trường. Hai quốc gia này ưu tiên sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, tăng cường mạng lưới giao thông công cộng và phát triển nền công nghiệp xanh hóa.
Trong giai đoạn từ năm 2030 – 2050, Hà Nội cũng sẽ quy hoạch theo hướng chuẩn xanh nhằm đáp ứng các yêu cầu bền vững về hệ sinh thái môi trường, gắn kết hài hòa với các yếu tố tự nhiên – xã hội – con người. Trong thời gian qua, nhiều dự án BĐS theo hướng “xanh” cũng phát triển bền vững bằng cách tăng tỷ lệ cây xanh, giảm các căn hộ, chung cư, tòa nhà. Đặc biệt, khu đô thị Ecopark phía nam Hà Nội cũng trở thành mô hình kiểu mẫu trong dự án quy hoạch phát triển xanh bền vững này.
Theo ý kiến các chuyên gia, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển nhanh các mô hình xanh nhưng cần phải có sự phối hợp giữa các thành phần kinh tế để xây dựng các đô thị xanh tương lai. Theo đó, các cơ quan quản lý phải có cơ chế ưu đãi đối với các thành phần kinh tế tư nhân nhằm phát triển động lực xây dựng mô hình thân thiện và xử lý môi trường an toàn nhất.