Hà Nội – TP. HCM và vấn đề xử lý khí thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Tại Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với mục đích sớm đưa ra cách khắc phục và đưa ra giải pháp kiểm soát chất lượng môi trường và xử lý khí thải tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM.
Tại đây, các ngành, địa phương chú trọng vào một số nguyên nhân chính tác động đến môi trường như phương tiện giao thông, công trình xây dựng, sản xuất nông nghiệp là những nguyên nhân trọng tâm gây ảnh hưởng đến môi trường.
Được biết, với những đô thị loại I như Hà Nội và TP. HCM, tình trạng ồ ạt phát triển hàng trăm lĩnh vực ngành nghề khác nhau và hàng nghìn sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì chính những hoạt động trực tiếp của con người đã ít nhiều tác động xấu đến môi trường.
Theo cuộc họp, ông Trần Hồng Hà cho biết các số liệu ô nhiễm tại TP. HCM và Hà Nội thường gia tăng vào những thời điểm theo mùa. Chỉ trong năm 2019, các thông số vượt cao hơn so với năm 2018 khiến nhiều người quan tâm lo lắng. Chính vì thế, cuộc họp ngày 19/12 của Bộ TN&MT rất quan trọng để đề xuất biện pháp cùng những quy định về xử lý khí thải trong thời điểm nhạy cảm như hiện nay.
Đề xuất giải pháp xử lý khí thải
Dưới đây là những giải pháp đã được thông qua tại cuộc họp:
- Hà Nội và TP. HCM cần duy trì, thực hiện Đề án Xây dựng hệ thống quan trắc tự động liên quan đến chất lượng không khí. Theo đó, các trạm này phải cung cấp đầy đủ thông tin 2 lần/ngày để người dân nắm bắt được tình hình môi trường.
- Theo báo cáo thống kê, Hà Nội có hơn 5,8 triệu xe máy và hơn 700.000 ô tô; ở TP. HCM có 7,5 triệu xe máy và hơn 700.000 ô tô, chưa tính đến số lượng phương tiện của dân tự do di cư đến. Và các phương tiện giao thông này gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất vì thế cần sớm kiểm soát tình hình giao thông vào giờ cao điểm.
- Với sự phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Hà Nội có trên 1.000 công trình xây dựng, còn ở TP. HCM đa phần là công trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng các chương trình bảo vệ môi trường tại các công trình xây dựng như tìm kiếm nơi chứa vật liệu, cách xử lý chất thải, cách che chắn công trình hợp lý,…
- Hiện nay, ở TP. HCM có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, gần 900 nhà máy lớn nhỏ, tiểu thủ công nghiệp khác nhau. Cần chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng bền vững đối với các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm.
- Theo ghi nhận ở Hà Nội có đến 600.000 bếp than tổ ong đang được sử dụng góp phần gây ô nhiễm không khí. Cho nên, các địa phương phải vận động người dân chuyển từ bếp than sang sử dụng các loại bếp khác. Và dự kiến đến năm 2021, Hà Nội sẽ xóa bỏ bếp than.
- Đặc biệt, người dân thường có thói quen đốt rơm rạ vì thế Hà Nội nên cấm hoặc hỗ trợ người dân sau thu hoạch không đốt rơm rạ, cần tăng cường công tác kiểm tra và xử lý trong quá trình đốt chất thải không đúng theo quy định.
Để sớm áp dụng chính thức những giải pháp trên, Bộ TN&MT cho biết Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản cụ thể về việc hoàn thiện hành lang pháp lý như Luật Bảo vệ môi trường và nhiều luật liên quan khác. Nhờ vậy mà Hà Nội và TP. HCM đẩy nhanh tiến độ khắc phục, thu gom và thực hiện theo đúng quy trình xử lý khí thải công nghiệp.
Quan trọng hơn, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi sẽ xem xét thêm cấu trúc của một số ngành có khả năng phát thải cao như quy hoạch điện đẩy mạnh việc đưa năng lượng tái tạo vào sử dụng. Ngoài ra, nếu sử dụng điện than phải yêu cầu xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn.