Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Hải Dương thắt chặt công tác bảo vệ môi trường


991 Lượt xem - Update nội dung: 28-05-2020 09:35

Đã kiểm duyệt nội dung

Cùng với các tỉnh trên cả nước, năm 2020 tỉnh Hải Dương đã hướng dẫn chi tiết các cơ sở có phát sinh chất thải phải lập sổ chủ nguồn thải CTNH cho 546 cơ sở với tổng lượng chất thải phát sinh 80.556 tấn/năm. UBND tỉnh cũng đang tập trung đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ, xử lý môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hay một số làng nghề xả thải gây ô nhiễm.

Công tác BVMT tại các KCN, CCN, làng nghề trên địa bàn tỉnh

Sở TNMT cũng tiến hành giám sát và phối hợp với Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường để giám sát, quan trắc hiện trạng môi trường theo tần suất 4 lần/năm. Đối với các hoạt động chăn nuôi, cơ quan chức năng điều tra, khảo sát các trang trại trên địa bàn tỉnh và đề xuất biện pháp xử lý chất thải, khí thải, đặc biệt cần lưu tâm đến xử lý nước thải chăn nuôi. Cần điều tra chính xác hiện trạng các nguồn xả thải chính gây ô nhiễm sông Thái Bình qua địa bàn tỉnh Hải Dương.

Hải Dương thắt chặt công tác BVMT

UBND tỉnh yêu cầu các cơ sở xả thải phải lắp đặt hệ thống giám sát môi trường tự động liên tục. Hiện có 20 cơ sở hoàn thiện việc lắp đặt hệ thống giám sát môi trường và truyền dữ liệu, thông tin về Sở TNMT theo dõi. Khi phát hiện các thông số vượt chuẩn cho phép, Sở đôn đốc các doanh nghiệp kiểm tra các công trình xử lý chất thải, quy trình sản xuất để xác định nguyên nhân và khắc phục kịp thời các sự cố môi trường.

Ngoài ra, thiết bị quan trắc nước trên các lưu vực sông cũng được lắp đặt để phát hiện các khu vực ô nhiễm. Với hơn 10 trạm quan trắc môi trường xung quanh gồm 5 trạm quan trắc nước sông và 5 trạm quan trắc môi trường không khí tại khu vực phát sinh khí thải.

Trong công tác quản lý, chủ đầu tư KCN trong quá trình hoạt động triển khai tốt các quy định BVMT, thực hiện đầy đủ đánh giá tác động môi trường, đăng ký chủ nguồn thải, đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung từ các doanh nghiệp đảm bảo đúng quy định.

Đối với các KCN, Sở TNMT yêu cầu chủ đầu tư thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc tự động và truyền dữ liệu liên tục. UBND tỉnh cũng đã phê duyệt phát triển 42 CC trên địa bàn tỉnh năm 2020. Chưa hết, các CCN trên địa bàn tỉnh vẫn chưa xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa có HTXLNT tập trung nên các doanh nghiệp hầu như chỉ tự xử lý nước thải công nghiệp bằng cách thủ công và chưa đảm bảo chất lượng làm ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận.

Tỉnh Hải Dương hiện có 66 làng nghề đang hoạt động, đa phần đều nằm xen kẽ với khu dân cư nên việc thu gom và tách biệt nước thải và nước mưa vẫn còn khó khăn. Đáng chú 100% làng nghề chưa có HTXLNT đạt chuẩn, nước thải từ hoạt động sản xuất, chế biến và sinh hoạt thường thoát chung mà dẫn đến tình trạng ô nhiễm cục bộ.

Vì quy mô sản xuất nhỏ, chưa có điều kiện cải tiến công nghệ, nâng cấp thiết bị, máy móc cũng như vẫn còn tập quán sản xuất truyền thống nên nhận thức và ý thức BVMT của người dân còn hạn chế.

Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại KCN, CCN

Hiện nay, tỉnh Hải Dương có 18 KCN đang hoạt động, với 10 KCN đã được quy hoạch chi tiết, 9 KCN cơ bản được đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Cho đến nay, 8 KCN đi vào hoạt động và đầu tư HTXLNT như KCN Đại An, Nam Sách, Phúc Điền, Lai Vu, Tân Trường, VSIP, Phú Thái và Lai Cách.

Hải Dương thắt chặt công tác BVMT

Các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN này cơ bản đã đấu nối với hệ thống thu gom và đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung xử lý. Được biết, nước thải sau xử lý đã đạt mức A QCVN 40:2011/BTNMT.

Bất cập lớn nhất là vấn đề xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp. Tỉnh Hải Dương có 33 CCN đã hoạt động và thu hút 300 dự án đầu tư khác nhau nhưng mới chỉ có 3 CCN đã được phê duyệt báo cáo ĐTM và 11 CCN được phê duyệt đề án BVMT chi tiết.

Mặc dù các CCN đã hoạt động chính thức nhưng vẫn chưa có chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng. Do đó, các CCN này vẫn chưa có HTXLNT và phải tự xử lý tại cơ sở và thải ra ngoài môi trường của các địa phương, khu vực trong tỉnh.

Giải pháp BVMT tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương

  • Tăng cường kiểm soát, thanh, kiểm tra đối với các KCN, CCN, xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
  • Chủ động lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường, giám sát chặt chẽ các nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
  • Tập trung đẩy nhanh tiến độ vận hành trạm xử lý nước thải tập trung.
  • Có kế hoạch chuyển đổi phương pháp sản xuất làng nghề theo hướng thân thiện, khuyến khích phát triển nhưng không gây ô nhiễm môi trường.
  • Thống kê lượng chất thải như nước thải, khí thải, CTR, CTNH để có kế hoạch kiểm tra, xử lý trường hợp vi phạm pháp luật về BVMT.
  • Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về BVMT trên toàn tỉnh.

 

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(15:46 15-10-2024)
Nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải là việc làm cần thiết đối với những hệ thống đã hoạt động lâu ...
(15:33 15-10-2024)
Xử lý nước thải tại các trung tâm thương mại, mua sắm cần được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Hệ ...
(12:01 15-10-2024)
Xử lý nước thải sản xuất dầu ăn bằng phương pháp nhân tạo giúp tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ từ vi sinh ...
(10:48 15-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(09:36 15-10-2024)
Vi khuẩn kỵ khí bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm, tải, động vật nguyên sinh, trong đó vi khuẩn là phổ biến nhất.
(11:49 14-10-2024)
Trào lưu “xé túi mù” cũng góp phần vào tình trạng ô nhiễm môi trường khi rác thải từ nó là những chiếc túi, bao ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768