Hai nguồn thải gây ô nhiễm không khí
Đã kiểm duyệt nội dung
Khí thải ô nhiễm là một trong những chất thải tác động rất lớn đến chất lượng môi trường xung quanh, đặc biệt là khí quyển. Các hoạt động công nghiệp, phương tiện giao thông là những nguồn có mức phát thải lớn và nghiêm trọng nhất.
Giải pháp nào để xử lý môi trường xung quanh và hạn chế các nguồn phát thải này?
Khí thải từ lĩnh vực sản xuất công nghiệp
Từ xu hướng phát triển công nghiệp hóa mà số lượng các ngành ngày càng tăng, thu hút đầu tư lớn. Nhưng những lợi ích kinh tế lại đánh đổi bởi ô nhiễm môi trường vì khí thải công nghiệp ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt từ phát thải của một số lĩnh vực công nghiệp nặng như nhà máy nhiệt điện, khai thác – chế biến than, sản xuất thép, chế biến thực phẩm,… một số thành phần ô nhiễm phổ biến gồm CO, CO2, SO2, NOx, PM,…
Những thành phần khí thải là nguyên nhân khiến hiện tượng mưa axit, băng tan, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon,… xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Các chất ô nhiễm làm tăng nguy cơ ung thư phổi, hen suyễn, viêm phế quản với mức độ gây độc cấp tính lớn. Các kỹ thuật xử lý khí thải sử dụng rộng rãi gồm thiết bị lọc bụi tĩnh điện, phương pháp hóa – lý – sinh học.
Bên cạnh đó những ngành công nghiệp cần sử dụng công nghệ thân thiện, thay thế nhiên liệu an toàn, quy trình sản xuất hiện đại và đặc biệt phải xây dựng, lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải đúng quy định trong các nhà máy, khu chế xuất.
Khí thải từ lĩnh vực giao thông
Các thành phần ô nhiễm từ khí thải giao thông
Khí thải từ các phương tiện giao thông thải ra từ quá trình vận hành và sản xuất nhiên liệu. Lượng khí thải phát sinh từ quá trình phân phối nhiên liệu gây ra ô nhiễm thứ cấp với các phản ứng hóa học giữa các chất ô nhiễm. Những thành phần phổ biến như:
- Hạt bụi (PM): hạt mịn có kích thước rất nhỏ từ hydrocacbon, nito oxit và lưu huỳnh dioxit.
- Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC): chất thải phản ứng với oxit nito khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hình thành ozon. Loại khí này sẽ tác động đến sức khỏe con người như gây kích ứng hệ hô hấp, nghẹt thở, viêm phổi. VOCs là hỗn hợp khí gồm benzen, acetadehyde,… liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác nhau.
- Oxit nito (NOx): tồn tại trên tầng ozon mặt đất gây kích ứng phổi, hô hấp, viêm phổi.
- Khí cacbon monoxit (CO): là khí độc không màu, không mùi hình thành quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch.
- Lưu huỳnh dioxit (SO2): nhà máy nhiệt điện và phương tiện giao thông phát sinh nhiều chất ô nhiễm khi đốt nhiên liệu chứa lưu huỳnh. Sunfur dioxit phản ứng với khí quyển hình thành hạt mịn cùng nhiều chất khí khác.
- Khí nhà kính: chủ yếu chứa CO2, loại khí này gây biến đổi khí hậu, làm trái đất nóng dần lên.
Phát thải từ phương tiện giao thông liên quan đến loại xe, tuổi đời, điều kiện vận hành, bảo dưỡng, xử lý khí thải, chất lượng nhiên liệu, độ mòn của thiết bị. Khí thải không đốt chứa hợp chất hóa học như kim loại, chất hữu cơ.
Ứng dụng phương tiện thân thiện với môi trường
Giải quyết ô nhiễm do phương tiện giao thông rất quan trọng để cải thiện chất lượng không khí và giảm lượng khí thải do sự nóng lên toàn cầu. Việc giảm khí thải của phương tiện hoạt động bằng nhiên liệu hóa thạch để loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm, làm sạch, tái tạo và hydro.
Theo nghiên cứu thì những loại xe tải, xe buyt chạy bằng điện có lượng khí thải toàn cầu thấp hơn với phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Đặc biệt những xe buyt chạy bằng năng lượng mặt trời có ngưỡng phát thải cacbon thấp nhất.