Hạn chế biến đổi khí hậu từ ô nhiễm môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Chỉ trong vòng 4 tháng đầu năm 2020 các hiện tượng thiên tai do biến đổi khí hậu ở nước ta như: mưa đá, bão lũ, dông lốc,…gây thiệt hại trên 3.000 tỷ đồng.
4 tháng đầu năm 2020 có đến 7 đợt dông lốc
Như ở một số bài viết trước mà công ty môi trường Hợp Nhất chúng tôi đã đề cập thì biến đổi khí hậu ngày càng có những diễn biến phức tạp. Từ đầu năm 2020 đến nay, trên mọi miền tổ quốc đã xả ra 7 lần dông lốc gây ảnh hưởng nặng nề về người và tài sản.
Tổng thiệt hại ước tính đã lên tới trên 3.000 tỷ đổng, trong đó thì các tỉnh miền núi phía Bắc là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ những vụ dông lốc kèm theo mưa đá bất thường. Tại một số tỉnh như: Lào Cai, Điện Biên, Hà Giang,…hàng nghìn ha hoa màu, vườn cây ăn quả, hàng chục nghìn ngôi nhà bị tốc mái hoặc phá hủy hoàn toàn,…
Ở thủ đô Hà Nội dù đã là thời điểm sang hè nhưng lần đầu tiên sau hơn 50 năm nhiệt độ đã ghi nhận ở ngưỡng 16.4 độ C.
Từ đầu năm đến nay khí hậu không còn theo quy luật, diễn biến theo chu kỳ nữa mà diễn biến bất thường và rất phức tạp. Các chuyên gia về môi trường và khí hậu đều nhận định rằng suy thoái và ô nhiễm môi trường chính ra nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường chống biến đổi khí hậu
Ô nhiễm môi trường hiện nay luôn là vấn đề mang tính toàn cầu, tất cả các quốc gia muốn phát triển bền vững đều phải đề cao công tác bảo vệ môi trường. Đây cũng là một trong 17 mục tiêu về định hướng phát triển kinh tế bền vững được đề cập tại hội nghị Thượng đỉnh quốc tế 2015.
Theo định hướng ấy, bên cạnh công tác khắc phục thiệt hại do thiên tai thì Việt Nam cũng đang xiết chặt quản lý và giám sát các vấn đề liên quan đến môi trường. Trong đó nhấn mạnh về các hoạt động xử lý nước thải, xử lý khí thải tại Hà Nội và TP.HCM.
Trong thời gian tới đây, Chính phủ Việt Nam sẽ thông qua và yêu cầu tất cả người dân nghiêm chỉnh thực thi chính sách về môi trường đáp ứng 2 điều kiện cơ bản sau:
- Tự trả tiền khi gây ô nhiễm: tất cả các doanh nghiệp phát thải gây ô nhiễm phải chịu mọi tổn thất mà xã hội, môi trường, con người,…phải gánh vì ô nhiễm phát sinh từ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Không cho phép thực hiện các chính sách môi trường có tác động gây méo mó thị trường. Ví dụ như hỗ trợ cho các hoạt động gây ô nhiễm bao gồm cả những hoạt động cung ứng hàng hóa.
Chính phủ cũng yêu cầu bổ sung một số quy định trong Luật bảo vệ môi trường đối với các thủ tục, hồ sơ môi trường doanh nghiệp để tất cả các đơn vị này có ý thức trách nhiệm hơn trong công tác BVMT, đảm bảo đi đúng định hướng phát triển kinh tế xã hội bền vững.