Hạn chế phát sinh của Nghị định 40
Đã kiểm duyệt nội dung
Nghị định 40/2019/NĐ-CP là một trong những quy định mới thay thế hoàn toàn Nghị định 18 trước đó. Bên cạnh những điểm mới, bổ sung, sửa đổi nhiều quy định một cách cụ thể, đầy đủ và hợp lý hơn thì Nghị định 40 vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập đối với doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra nhiều bất cập này, cụ thể:
Doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và chi phí
Đối với doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu phải yêu cầu lập lại báo cáo ĐTM, vận hành thử nghiệm hệ thống và xác nhận hoàn thành các công trình BVMT cấp bộ mới được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện BVMT nhập khẩu phế liệu. Như vậy, thời gian vận hành phải mất đến 3 tháng, 12 lần đo, 5 đợt đầu cách nhau ít nhất 15 ngày, và 7 ngày đo liên tục.
Nhiều doanh nghiệp trước đó đã được cấp xác nhận hoàn thành nhưng để cấp giấy xác nhận cấp tỉnh thì họ phải vận hành thử nghiệm và đánh giá lại hiệu quả xử lý. Nghiêm trọng nhất là chi phí lấy mẫu trong quá trình vận hành. Có khi họ phải mất đến hàng tỷ đồng và hơn 4 tháng để lấy mẫu, đo đạc và phân tích mới được Bộ TNMT chứng nhận.
Quy định về việc lấy mẫu tổ hợp
Một trong những bất cập mà Nghị định 40 đối với doanh nghiệp là phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải. Khi báo cáo ĐTM được phê duyệt thì chủ dự án cần phối hợp với tổ chức đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc đối với chất thải, lấy mẫu tổ hợp, đánh giá hiệu quả từng giai đoạn và công trình khác.
Mẫu tổ hợp được Thông tư 25 hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp thực hiện Nghị định 40. Trước đó, việc kiểm tra các công trình thử nghiệm không có cơ sở nào được xác nhận để đi vào sản xuất chính. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của kinh doanh.
Các chuyên gia nhận định, việc lấy mẫu tổ hợp theo Nghị định 40 theo từng giai đoạn còn Thông tư 25 thì quy định tần suất lấy mẫu nên phải can thiệp vào quy trình công nghệ sản xuất gây tốn kém cho doanh nghiệp. Bởi lẽ, Luật BVMT quy định cơ sở, doanh nghiệp chịu trách nhiệm chất thải đầu ra còn từng giai đoạn thì cơ sở tự làm sao cho đạt chuẩn.
Nhưng với quy định mới, cơ sở, doanh nghiệp bắt buộc phải đánh giá hiệu quả xử lý ở từng giai đoạn nên vừa mất thời gian vừa tốn kém hơn. Tuy nhiên cũng có ý kiến mẫu tổ hợp còn đánh giá từng công đoạn, công trình xử lý chất thải có hiệu suất xử lý cao. Khi mẫu tổ hợp vượt quá tiêu chuẩn thì doanh nghiệp nên điều chỉnh lại quy trình, cách xử lý nước thải, hóa chất hoặc cải tạo, nâng cấp công trình nhằm đáp ứng các yêu cầu BVMT.
Gỡ vướng cho doanh nghiệp theo Nghị định 40
Theo quy định của Nghị định 40, các đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải liên tục, tự động và truyền dữ liệu về Sở TNMT. Tuy nhiên vì ảnh hưởng từ dịch Covid-19, nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh bị gián đoạn không đảm bảo nguồn lực hoàn thành nhiệm vụ này.
Khi chưa lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, nên các cơ sở nhập khẩu phế liệu cũng không xin được giấy phép nhập khẩu. Các cơ quan quản lý, thủ tướng chính phủ đề nghị tạm hoãn thời gian lắp đặt hệ thống đến trước 31/12/2021. Đồng thời, gia hạn/cấp lại giấy phép xử lý CTNH sẽ được tự động của doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.