Hạn hán xảy ra do biến đổi khí hậu
Đã kiểm duyệt nội dung
Hạn hán được coi là một thiên tai gây thiệt hại lớn đối với kinh tế, xã hội và môi trường. Nhiều quốc gia đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng vì tình trạng hạn hán diễn ra theo mức độ thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng hơn. Nó diễn biến phức tạp vì thiếu hụt lượng mưa, thoát hơi nước cao dẫn đến sự thâm hụt của độ ẩm trong đất cho đến giai đoạn hình thành hạn hán.
moitruonghopnhat.com sẽ chia se tới bạn đọc nguyên nhân, các loại và một số hậu quả của hiện tượng hạn hán ở phân tích dưới đây!
Hạn hán xảy ra do đâu?
- Khai thác tài nguyên nước và biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm hiện tượng hạn hán. Tần suất, mức độ nghiêm trọng diễn biến ngày càng phức tạp.
- Do lượng mưa bị thiếu hụt, nắng nóng kéo dài không đủ nước cấp cho khu vực. Các khu vực có hình thái khí hậu gió mùa sẽ có mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
- Chặt phá rừng bừa bãi làm mất rừng đầu nguồn gây suy giảm, cạn kiệt nước bề mặt nên dẫn đến thiếu nước trầm trọng.
- Do hiện tượng El Nino: làm gia tăng cháy rừng, giảm chất lượng không khí, nhiệt độ tăng ở Hoa Kỳ, châu Phi, Đông Nam Á và Bắc Úc.
- Do khí hậu thay đổi: biến đổi khí hậu làm tăng hạn hán gây thiệt hại nghiêm trọng đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới.
Hạn hán cũng được chia thành 4 loại
- Hạn hán khí tượng: thời gian diễn ra lâu hơn kèm theo lượng mưa trung bình thấp do nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao và độ ẩm không khí thấp.
- Hạn hán nông nghiệp: không chỉ lượng mưa mà điều kiện tưới, canh tác đất và xói mòn địa hình tăng ảnh hưởng nhiều đến hệ sinh thái.
- Hạn hán thủy văn: chủ yếu do tầng chứa nước hồ và hồ nước giảm xuống ngưỡng báo động.
- Hạn hán kinh tế - xã hội: hạn hán làm ngưng trệ các hoạt động sinh hoạt khi lượng nước giảm dần.
Hậu quả
- Làm mất môi trường sống của động, thực vật vì tình trạng cháy rừng, sạt lở đất do hạn hán. Đồng thời chất lượng không khí cũng bị tác động tiêu cực.
- Giảm khả năng canh tác, trồng trọt trên cây trồng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.
- Thiếu nước khiến các nhà máy thủy điện không thể hoạt động.
- Làm đảo lộn các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
- Tạo nhiều cuộc xung đột về an ninh lương thực và nước tại nhiều quốc gia.
- Chất lượng đất bị nhiễm phèn vì mực nước mặt và nước ngầm suy giảm.
Những đợt hạn hán đi vào lịch sử
Hạn hán ở Úc
Năm 1995 kéo dài đến cuối năm 2009 có thể nói là giai đoạn người Úc đối mặt với đợt hạn hán thế kỷ nghiêm trọng nhất. Nước hồ giảm ảnh hưởng đến tốc độ sản xuất cây trồng và nước công nghiệp. Nhiều thành phố Melbourne, Sydney và Perth nỗ lực xây dựng nhiều nhà máy khử muối còn nhiều khu vực khác thì tái chế nước xám. Chỉ sau năm 2010, nước Úc sau khi trải qua đợt hạn hán kỷ lục thì họ đối mặt với trận lụt lớn nhất.
Hạn hán khiến Tây Ban Nha nhập khẩu nước bằng tàu
Sự kiện diễn ra vào năm 2008 khiến khu vực phía đông bắc Catalonia và Barcelona buộc phải nhập khẩu nước bằng tàu từ nước Pháp. Trước đó, Tây Ban Nha tiêu thụ đến 70% lượng nước cho nông nghiệp một cách lãng phí hoặc trồng nhiều loại cây không phù hợp với vùng đất khô cằn.
Mất nước ngầm ở Ấn Độ
Vệ tinh Nasa nhận thấy sự thay đổi bất thường của trọng lực trái đất về phân bổ khối lượng, trữ lượng nước ngầm. Việc sụt giảm nước ngầm khá nghiêm trọng khi họ mất đi khoảng 108 km khối nước ngầm diễn ra từ 2002 – 2008.
Được biết khu vực này phụ thuộc nhiều vào hệ thống tưới tiêu để tăng năng suất nông nghiệp. Người dân cần sử dụng bền vững nếu không thì 114 triệu dân cư của Ấn Độ đối mặt với việc sụt giảm sản lượng nông nghiệp và tình trạng thiếu nước uống trầm trọng hơn.
Biện pháp đối phó với hạn hán ở nước ta cần rà soát, đánh giá công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt với giải pháp dài hạn. Ứng dụng và phổ biến nhiều giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, sử dụng nước hiệu quả để áp dụng cho từng địa phương, doanh nghiệp.
Lựa chọn giống, cây trồng phù hợp với thời vụ, địa điểm canh tác. Hoặc tổ chức giải pháp đối phó với nguy cơ xâm nhập mặn hoặc xử lý nước nhiễm phèn.
Xem thêm dịch vụ xử lý nước thải của Hợp Nhất tại đây: https://moitruonghopnhat.com/xu-ly-nuoc-thai-18