Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Hạn Ngạch Phát Thải Khí Nhà Kính Là Gì?


1340 Lượt xem - Update nội dung: 18-12-2023 16:08

Đã kiểm duyệt nội dung

Hạn ngạch phát thải khí nhà kính là lượng khí nhà kính của quốc gia, tổ chức, cá nhân được phép phát thải trong một khoảng thời gian xác định, được tính theo tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương. Mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất phân tích cụ thể hơn qua nội dung dưới đây.

Hạn ngạch phát thải khí nhà kính là gì?

I. Hạn ngạch phát thải khí nhà kính

Quy định đáng chú ý của Nghị định 06/2022

Ngày 07/01/2022 Chính phủ ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Trong Nghị định có quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT 2020, cụ thể là Điều 91 về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, Điều 92 về Bảo vệ tầng ozon, Điều 139 về tổ chức và phát triển thị trường cacbon.

Nghị định áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát thải khí nhà kính, nhằm giảm nhẹ phát thải và hấp thụ khí nhà kính, tham gia phát triển thị trường cacbon trong nước, đồng thời kết nối với các thị trường cacbon trong khu vực và thế giới.

Đối tượng bắt buộc bao gồm: Các bộ quản lý lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp. Các cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;

b) Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1000 TOE trở lên;

c) Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;

d) Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.

Hạn ngạch phát thải khí nhà kính (thị trường carbon nội địa) được hiểu là khối lượng khí nhà kính được quy về đơn vị là tấn CO2 mà cơ quan quản lý cho phép đối tượng, tổ chức được phép phát thải trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu đối tượng, cơ sở đó phát thải vượt quá hạn ngạch được quy định thì sẽ phải mua thêm hạn ngạch cả cơ sở khác để bù vào phần vượt mức cho phép, nếu không sẽ bị cơ quan quản lý nhà nước xử phạt. Đây là một trong những công cụ định giá carbon nhằm mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính ở nước ta.

II. Cơ quan có thẩm quyền xác định hạn ngạch phát thải khí nhà kính

Điều 18, Nghị định 06/2022/NĐ-CP, quy định cơ quan có thẩm quyền xác định tín chỉ carbon như sau:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận tín chỉ carbon, hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch trên sàn, bao gồm:

a) Lượng tín chỉ cacbon thu được từ chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ cacbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

b) Hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ quy định tại Khoản 2, Điều 12 Nghị định này.

2. Trình tự, thủ tục xác nhận

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác nhận tín chỉ carbon, hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch quy định tại Khoản 1 Điều này nộp đơn theo Mẫu số 01 của Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này về Bộ Tài nguyên và Môi trường quan hệ thống dịch vụ công trực tuyến để xác nhận;

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xác minh, cấp giấy phép xác nhận và gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân; trong trường hợp không cấp giấy xác nhận thì phải nêu rõ lý do.

c) Giấy xác nhận tín chỉ carbon, hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch theo Mẫu số 02 của Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

III. Phân loại thị trường carbon

Thị trường cacbon được chia là 2 loại là thị trường bắt buộc và thị trường tự nguyện.

- Thị trường bắt buộc: Là thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính do Nhà nước quản lý. Đối tượng, cơ sở bắt buộc phải thực hiện việc giảm phát thải khí nhà kính thông qua lượng hạn ngạch phát thải mà cơ quan quản lý phân bổ.

  • Đối với thị trường carbon bắt buộc, nếu lượng phát thải vượt quá ngưỡng quy định, doanh nghiệp sẽ phải chịu phạt. Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải tuân thủ quy định bằng cách giảm thải lượng phát thải hoặc mua thêm hạn ngạch phát thải từ các đơn vị khác. Tuy nhiên theo Nghị định 06/2022, số lượng tín chỉ carbon được mua không được vượt quá 10% tổng lượng mức hạn ngạch phân bổ.
  • Chẳng hạn như nhà máy A có lượng phát thải ít hơn mức quy định có thể bán lại hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho nhà máy B có lượng phát thải nhiều hơn quy định và bị thiếu hạn ngạch. Lúc này, tổng lượng phát thải của thị trường vẫn không đổi, chỉ là sự cân bằng, trao đổi qua lại giữa các cơ sở.

- Thị trường tự nguyện: Là thị trường mà các doanh nghiệp tự nguyện thực hiện việc giảm phát thải khí nhà kính thông qua các chương trình, dự án bảo vệ môi trường. So với thị trường carbon bắt buộc thì thị trường cacbon tự nguyện linh hoạt hơn.

Có thể thấy, bản chất của thị trường carbon là việc trao đổi, mua bán tín chỉ giữa các doanh nghiệp nên khá linh động, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc lựa chọn giải pháp phù hợp với tình hình sản xuất của mình.

Liên minh châu Âu là thị trường thương mại carbon lớn trên thế giới và đi vào vận hành từ năm 2005. Còn ở nước ta, trong mục tiêu chung hướng đến việc phát thải ròng về mức 0 vào năm 2050. Cụ thể, vào năm 2025 thị trường carbon sẽ được vận hành thí điểm và chính thức đi vào hoạt động vào năm 2028.

Tóm lại, hạn ngạch phát thải khí nhà kính vì mục tiêu giảm bớt lượng khí thải trước tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra khắc nghiệt, vừa giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí vận hành, nâng cao hình ảnh và mở rộng nhiều cơ hội cạnh tranh.. Để tham gia vào thị trường cacbon, doanh nghiệp cần có bước chuẩn bị, xây dựng năng lực để kịp thích nghi.

Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(08:50 18-04-2025)
Ký túc xá trường học là nơi sinh sống và học tập của học sinh, sinh viên, vì vậy nước thải phát sinh chủ yếu là ...
(16:44 17-04-2025)
Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mở ra nhiều cơ hội đổi mới mà còn đi kèm với một số thách thức đối ...
(12:00 17-04-2025)
Theo quy định mới thì các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, y tế, xây dựng và giao thông vẩn tải là 4 ngành cần phải ...
(10:00 16-04-2025)
Hồ sơ kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là một phần quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và an ...
(09:17 15-04-2025)
Bể keo tụ, tạo bông là một trong những công trình quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải, giúp loại bỏ các hạt ...
(08:40 14-04-2025)
Từ ngày 01/3/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768