Hàn Quốc và lĩnh vực xử lý nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Lĩnh vực xử lý nước thải bền vững có thể được phát triển đồng thời với sự tăng trưởng của một quốc gia không? Liệu một quốc gia không có đường cống thoát nước nào vào năm 1958 nhưng vẫn xử lý đến 90% lượng nước thải cho đến 2012 không?
Và câu chuyện thú vị này chỉ có ở Hàn Quốc. Giai đoạn 1960 – 2012, Hàn Quốc dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới dần phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng nước thải. Hàng loạt công ty thoát nước và nước thải đô thị ra đời dưới sự hỗ trợ của các kỹ sư, chuyên gia đầu ngành.
Lịch sử phát triển ngành XLNT ở Hàn Quốc
Năm 1962 ở đây chỉ có khoảng 18% đường ống dẫn nước đã lắp đặt. Vào giữa những năm 70 thì mới chính thức có nhiều cơ sở thu gom, xử lý nước thải. Dịch vụ cấp nước kém là nguyên nhân khiến con người phải đối mặt với hàng loạt căn bệnh nguy hiểm liên quan đến vi khuẩn, giun sán ký sinh trùng.
Năm 1960, chính phủ Hàn Quốc đưa ngành nước vào sự phát triển chung của đất nước liên kết với nhiều lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, vệ sinh nhà ở và chuyển đổi công nghiệp. Năm 1965 vì tình trạng thiếu nước, Hàn Quốc xây dựng Chương trình Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia 20 năm đã sửa đổi, cập nhật thành công.
Nhờ hệ thống chính sách thể chế phù hợp mà Hàn Quốc dẫn đầu các nước về quản lý nước thải hiệu quả hơn. Từ năm 1998 – 2008, các đơn vị doanh nghiệp đầu tư hơn 800 triệu USD để xây dựng 100 nhà máy xử lý nước thải.
Xu hướng này tiếp tục tăng đến cuối năm 2012. Cho đến ngày nay, Hàn Quốc vẫn duy trì HTXLNT giảm thiểu sự kém hiệu quả cũng như thúc đẩy tăng trưởng xanh phù hợp với xu thế hiện tại.
Những hạn chế của công tác XLNT
Tuy nhiên, quá trình phát triển không hề dễ dàng. Vào những năm 1980, tốc độ đô thị hóa gây ra hậu quả nghiêm trọng, nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Cơ cấu công nghiệp ở Hàn Quốc trỗi dậy tập trung vào tăng trưởng kinh tế nhưng ít quan tâm đến bảo vệ môi trường. Nhiều CCN hoạt động sản xuất tập trung trong khoảng không gian hạn chế nên khả năng gây ô nhiễm càng lớn.
Các loại hình công nghiệp thay đổi liên tục. Các ngành này thường sử dụng nhiều lao động như ngành dệt may, hóa chất, thép, máy móc hoặc hóa dầu. Sau đó chứng kiến nhiều ngành khác phát triển mạnh từ những năm 1980 – 1990 gồm chế tạo điện tử, lắp ráp, ô tô, bán dẫn, thiết bị viễn thông.
Sông Nakdong (tỉnh Gyeosngang) là con sông lớn nhất ở Hàn Quốc. Nhưng việc gia tăng dân số và công nghiệp hóa khiến con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chất thải và nước thải công nghiệp, đô thị dẫn đến quá trình suy thoái ngày càng nghiêm trọng.
Sự kiện nổ nhà máy hóa chất năm 2008 làm rò rỉ phenol ra sông Nakdong. Nhiều chất độc hại khác như formaldehyde cũng rò rỉ gây ra nhiều lo ngại đến sức khỏe cộng đồng. Trước đó vào năm 1991, cũng xảy ra một vụ rò rỉ phenol từ đường ống ngầm ra sông khiến chất lượng nguồn nước thay đổi rõ rệt. Ngoài ra có đến hàng trăm nhà máy khác cũng đổ chất thải độc hại ra sông Nakdong
Ngành nông nghiệp ở Hàn Quốc đã cơ cấu lại theo phù hợp với không gian và thời gian. Nhiều nỗ lực khác nhau cải thiện việc quản lý hiệu quả chất thải công nghiệp như tiêu chuẩn phát thải khí thải; tiêu chuẩn chất lượng nước thải trong quy trình xử lý nước thải công nghiệp chặt chẽ hơn.
Từ Đạo Luật ngăn ngừa ô nhiễm (1963), Luật BVMT 1978, Luật ngăn chặn chất lượng nước (1991), Đạo luật bảo tồn hệ sinh thái (2007) ra đời hàng loạt để tăng cường quản lý vấn đề môi trường của Chính phủ Hàn Quốc.
Truy cập moitruonghopnhat.com để cập nhật thêm các tin tức và dịch vụ trong ngành xử lý môi trường!