Hấp thụ sinh học để loại bỏ kim loại nặng
Đã kiểm duyệt nội dung
Các ngành công nghiệp không ngừng tạo ra chất thải độc hại, trong đó có kim loại nặng. Vì thế mà việc xử lý nước thải kim loại nặng rất cần thiết để phù hợp với các quá trình phát triển bền vững.
Người ta tìm thấy nhiều kim loại trong nước thải như Cd, Pb, Mn, Cu, Zn, Cr, Fe và Ni rất độc hại. Một số ngành có mức phát thải nhiều nhất phải kể đến luyện kim, xi mạ, thuộc da, mạ điện, dệt nhuộm.
Sự hiện diện của chúng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khỏe con người. Vì khi chúng tiếp xúc với nguồn nước thường gây ra các biến đổi về hệ sinh thái, biến đổi nguồn nước, gây độc cho hệ thủy sinh dưới nước.
1. Các đặc tính của hấp thụ sinh học
- Thích hợp đối với nước thải có nồng độ kim loại nặng thấp, đặc biệt thích hợp đối với nước thải công nghiệp, chứa nhiều loại kim loại khác nhau.
- Sinh khối vi khuẩn, tảo, nấm được coi là chất hấp thụ sinh học tự nhiên. Để cung cấp một phương pháp xử lý hiệu quả về kinh tế cần lựa chọn đặc tính, điều kiện vận hành thích hợp.
- Một số chất hấp thụ khác cũng được dùng như phế phẩm nông nghiệp có sẵn số lượng lớn và cực kỳ rẻ tiền như than bùn, tro bay, chitosan, lignin, vỏ cây, đất sét, cát phủ oxit.
- Chất hấp thụ bị ảnh hưởng bởi pH, nồng độ kim loại, ion và kích thước hạt.
- Chất hấp thụ thiên nhiên, hóa học hay chất thải thực vật được chứng minh loại bỏ nhiều ion kim loại nặng như Cd, Cu, Pb, Zn, Ni hoặc Cr (VI).
2. Một số chất hấp thụ sinh học thường dùng
Đặc điểm của chất hấp thụ thường có khả năng hấp thụ cao, chi phí thấp, có sẵn với số lượng lớn và dễ dàng loại bỏ kim loại hoặc tái sử dụng cho các nhu cầu khác.
Vậy những chất này được lấy ở:
- Phế phẩm công nghiệp: thường lấy chất thải từ các ngành như thép, nhôm, giấy, phân bón, thực phẩm, dược phẩm để xử lý nước thải. Chẳng hạn như bã mía, bùn thải, chất thải kháng sinh, cát xanh, tro bay.
- Phế liệu nông nghiệp: chất này chứa xenlulo và lignin cao trở thành lựa chọn khả thi để xử lý kim loại, chủ yếu là hấp phụ hóa lý. Các chất hấp phụ như giá dừa, vỏ lúa, vỏ đậu phộng, vỏ cây, than bùn, vỏ sắn, chất thải rau củ,…
- Chất hấp thụ từ VSV: bao gồm vi khuẩn, nấm, tảo thường sử dụng rộng rãi hơn để liên kết ion kim loại vì chúng không yêu cầu chất dinh dưỡng và kiểm soát nồng độ BOD, COD trong nước thải.
3. Ưu điểm của hấp thụ sinh học
- Sinh khối không yêu cầu chất dinh dưỡng, không phụ thuộc vào sinh trưởng.
- Sinh khối dễ tìm kiếm, chủ yếu từ các ngành công nghiệp lên men.
- Không bị ràng buộc bởi tính chất sinh lý của tế bào VSV sống.
- Sinh khối dễ trao đổi ion nên hiệu quả hấp thụ kim loại hiệu quả.
- Dễ thu hồi các giá trị kim loại, khi quần thể sinh khối dồi dào sau khi hấp thụ sẽ bị đốt để loại bỏ.
- Là công nghệ khả thi về mặt kinh tế để loại bỏ và thu hồi kim loại.
- Hấp thụ sinh học hoạt động trong phạm vi pH, nhiệt độ rộng, dễ xử lý với giải hấp thụ nhanh.
- Vốn và chi phí vận hành thấp.
- Chất hấp thụ được sản xuất bởi nguồn nguyên liệu rẻ tiền như sản phẩm phụ từ nông nghiệp, công nghiệp.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hấp thụ sinh học
- pH: tác động đến đặc điểm hóa học, độ hòa tan, tổng điện tích chất hấp thụ.
- Nhiệt độ: ảnh hưởng tích cực/tiêu cực đến quá trình hấp thụ sinh học vì khi tăng/giảm thường gây ra sự thay đổi khả năng hấp thụ sinh học. Khi nhiệt độ cao làm tăng khả năng loại bỏ chất hấp thụ.
- Nồng độ kim loại ban đầu: hiệu suất hấp thụ sinh học cao hơn khi nồng độ kim loại thấp. Do vậy, nồng độ ban đầu sẽ tác động đến quá trình hấp thụ của nhiều loại khác nhau.
- Thời gian tiếp xúc: việc hấp thụ tối đa phụ thuộc vào chất hấp thụ, ion kim loại. Tốc độ hấp thụ ban đầu nhanh nên khả năng loại bỏ kim loại lớn.
Việc xử lý nước thải cơ khí thường ưu tiên loại bỏ kim loại nặng bằng các công nghệ xử lý hiện đại. Vậy làm thế nào để xử lý tối ưu, cân nhắc lựa chọn phương pháp nào thì hãy liên hệ ngay Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn thiết kế hệ thống XLNT tối ưu.