Hãy coi rác thải nhựa là tài nguyên quốc gia
Đã kiểm duyệt nội dung
Mới đây nhất, vào ngày 20/08/2020 Thủ tướng vừa ra chỉ thị số 33 33/CT-TTg nhằm nâng cao năng lực quản lý, tái chế và xử lý chất thải nhựa để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Hướng tới mục tiêu giảm thiểu chất thải nhựa
Trong chỉ thị số 33/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ những thách thức và khó khăn khi phải đối mặt với vấn đề toàn cầu mang tên “rác thải nhựa”.
Theo nội dung ở bài viết trước mà Công ty môi trường Hợp Nhất đã chia sẻ thì ước tính mỗi năm lượng rác thải nhựa khổng lồ được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người đủ để phủ kín hơn 4 lần diện tích của bề mặt trái đất. Và 13 triệu tấn chất thải trong số này được đổ tràn ra đại dương.
Thói quen sử dụng các sản phẩm sử dụng 1 lần từ nhựa và túi nilon,…đã và đang để lại rất nhiều hệ lụy về môi trường sinh thái. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường biển, gián tiếp gia tăng hệ lụy từ biến đổi khí hậu hay trực tiếp gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan. Nên nhớ rằng, Việt Nam cũng là 1 trong 4 nước phát thải chất thải nhựa nhiều nhất ra biển.
Để giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng từ chất thải nhựa, là một thành viên của Liên Hợp Quốc (năm 2017) để thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, Việt Nam đã cam kết giảm thải chất thải nhựa bằng nhiều biện pháp để giảm thiểu chất thải nhựa, qua đó góp phần bảo vệ môi trường sinh thái của biển và đại dương.
Liên tiếp, từ các năm 2017 – 2019 Chính phủ và nhà nước đã ban hành nhiều quyết định, tổ chức nhiều chương trình và hành động cụ thể để hướng tới mục tiêu này.
Xem chất thải nhựa là tài nguyên
Bên cạnh việc hoàn thiện các chính sách, thể chế pháp lý môi trường đối với các doanh nghiệp trong nước, Thủ tướng cũng khuyến khích thúc đấy các chiến lược phát triển kinh tế theo hướng:
- Coi rác thải nhựa như là một tài nguyên
- Ưu tiên phát triển một số mô hình kinh tế tuần hoàn
- Kêu gọi nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực tái chế và thu gom – phân loại chất thải nhựa
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ TNMT xây dựng các kế hoạch cụ thể để hướng dân người dân, doanh nghiệp phân loại các nguồn rác thải tại nguồn và hướng dần tới mục tiêu cấm sản xuất và tiêu dụng các sản phẩm nhựa 1 lần sử dụng. Để hiện thực hóa kế hoạch này, dự kiến trong năm 2021 mức phí đối với các sản phẩm này sẽ tăng đáng kể.
Xem thêm bài viết về giải pháp xử lý ô nhiễm từ rác thải nhựa!