HCM xây dựng giải pháp xử lý môi trường ô nhiễm
Đã kiểm duyệt nội dung
Trước những nguy cơ tiềm ẩn của biến đổi khí hậu, để hạn chế tối đa vấn nạn ô nhiễm môi trường sở TNMT TP. HCM đã đưa ra một số giải pháp xử lý môi trường ô nhiễm và một số cách ứng phó với BĐKH.
Giải pháp xử lý môi trường ô nhiễm tại HCM
Nguồn nước thải, khí thải phát sinh trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người không ngừng gây ra những tác động điến tiêu cực đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân cùng cảnh quan đô thị và hệ sinh thái. Thu gom và xử lý dứt điểm những nguồn phát thải gây ô nhiễm là yêu cầu cấp thiết mà UBND TP. HCM đang triển khai.
Bên cạnh những đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã và đang thực hiện tốt các cam kết trong kế hoạch bảo vệ môi trường thì vẫn còn đó nhiều cá nhân, tổ chức xả thải gây ô nhiễm qua nhiều phương thức khác nhau. Hành vi xả thải nguồn nước thải, khí thải này gây ra nhiều khó khăn, thách thức cho các cơ quan chưc năng trong công tác xử lý môi trường.
Chính vì thế, ngoài những công tác xiết chặt những quy định liên quan đến xả thải và hồ sơ môi trường theo Luật bảo vệ môi trường, UBND thành phố Hồ Chí Minh cũng chủ trương triển khai một số hành động thực tế.
Xây mới thêm 9 trạm xử lý rác thải tại quận 12, quận Thủ Đức, Bình Tân, Củ Chi, quận 9 và huyện Nhà Bè. Trong đó có 3 trạm đang được triển khai, 6 trạm còn lại đang trong quá trình chuẩn bị xây dựng. Xử lý rác thải bằng công nghệ mới với đầy đủ các trang thiết bị của hệ thống xử lý khí thải, mùi hôi, nước thải rỉ rác,…không phát tán những chất thải gây ô nhiễm.
Đề xuất giải pháp ứng phó với thiên tai, bão lũ
Trong suốt thời gian vừa qua, tình trạng cứ mưa xuống là ngập úng tại TP. HCM khiến cuộc sống người dân gặp không ít phiền toái. Nguyên nhân được xác định là do hệ thống thoát nước của toàn thành phố quá tải mỗi khi trời đổ mưa.
Theo thống kê về thiệt hại do mưa lũ, dông lốc gây ra trong 5 tháng đầu năm 2020 tại 63 tình thành trên cả nước, Việt Nam đã phải chịu những hậu quả hết sức nặng nề, ước tính thiệt hại gần 4.000 tỷ đồng, cụ thể như sau:
- 24 người tử vong; 96 người bị thương do thiên tai
- Trên 600 ngôi nhà bị sụp đổ hoàn toàn; gần 60.000 ngôi nhà bị hư hỏng nặng: tốc mái, sập 1 phần,…
- Trên 100.000 ha lúa; 26.500 ha hoa màu khác bị tàn phá
Ngoài dông lốc, mưa bão thì hạn hạn cũng là một hiện tượng BĐKH gây rất nhiều thiệt hại. Tính riêng 6 tỉnh: Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Kon Tum, Gia Lai và Sóc Trăng đã có trên 8.700 nghìn ha lúa và 917 ha hoa màu rơi vào tình trạng hư hỏng, ước tính thiệt hại gần 800 tỷ đồng (chiếm hơn 54% thiệt hại do thiên tai trong tháng 5 vừa qua).
So với năm 2019, thiên tai trong năm 2020 có những diễn biến bất thường khó đoán hơn. Trước tình trạng này thì ông Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng Chính Phủ đã yêu cầu các địa phương cần lên kế hoạch và xây dựng các biện pháp phòng chống thiên tai cũng như tìm kiếm cứu nạn. Tăng cường gia cố các công trình thủy lợi, hệ thống đê điều.
Cùng với đó, Thủ tướng kêu gọi các cơ quan chức năng nên vận dụng những ứng dụng của khoa học công nghệ trong việc phòng tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu.