Hướng dẫn vận hành các bể xử lý trong hệ thống
Đã kiểm duyệt nội dung
Để hệ thống hoạt động một cách hiệu quả và ổn định nhất thì vận hành hệ thống xử lý nước thải là công đoạn rất cần thiết, có tính quyết định đến chất lượng nguồn nước đầu ra cũng như công suất xử lý của toàn hệ thống.
Ở bài viết này, công ty môi trường Hợp Nhất sẽ chia sẻ tới Quý khách hàng và bạn đọc cách thức để vận hành một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 250 m3/ngày đêm ở từng bể xử lý. Đây là công trình thực tế mà chúng tôi đã thiết kế và thi công xây dựng hệ thống XLNT theo quy trình:
Vận hành bể thu gom và bể điều hòa
Tại bể thu gom cũng như bể điều hòa, khi vận hành thì chúng ta cần kiểm tra bơm nhúng chìm + phao theo từng ngày và vệ sinh giỏ rác định kỳ 1 tuần/lần. Các sự cố thường gặp, nguyên nhân phát sinh lỗi bơm chìm:
- Bơm hoạt động mà không lên nước: lỗi trip, mất điện hoặc bơm bị hư hỏng
- Bơm hoạt động mà lên nước yếu: Bơm bị ngẹt hoặc hư hỏng
- Bơm vẫn hoạt động dù bể không có nước: Sự cố ở phao
Để khắc phục các sự cố do bơm trên cần kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế bớm hoặc phao.
Vận hành bể Anonic
Tại bể xử lý Anonic thì khi vận hành kỹ thuật viên cần kiểm tra quá trình xáo trộn bùn có diễn ra bình thường hay không vào mỗi buổi sáng. Khi quá trình xáo trộn bùn không hoạt động bình thường thì chúng ta cần kiểm tra van khí và có biện pháp sửa chữa hoặc thay thế.
Vận hành bể sinh học
Để tạo môi trường tốt nhất cho các vi sinh vật phát triển và tăng hiệu quả xử lý nước thải thì tại bể sinh học thì kỹ thuật viên cần kiểm tra bơm tuần hoàn và quá trình xáo trộn bùn mỗi ngày. Sự cố thường gặp tại bể sinh học thường thấy là bơm không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả do hư hỏng hoặc bị nghẹt.
Vận hành bể lắng
Tại bể lắng, nhân viên vận hành ngoài việc kiểm tra bơm hàng ngày cần nắm rõ được các kiến thức cơ bản để xác định được thời gian lắng và độ trong của nước sau khi lắng đã đạt hay chưa? Ngoài ra, chúng ta cũng cần vệ sinh bề mặt tại bể lắng thường xuyên.
Vận hành bể khử trùng
Ngoài các công việc như tại bể thu gom hay bể điều hòa, kỹ thuật viên vận hành hệ thống cần kiểm tra các viên nén Chlorine. Sự tương tác giữa nguồn nước sau xử lý với các viên nén Chlorine là khâu cuối cùng trong quy trình xử lý của mỗi hệ thống trước khi xả thải đạt chuẩn.
Trên đây là một số sự cố, nguyên nhân và cách khắc phục tại các bể xử lý nước thải trong khi vận hành hệ thống XLNT công suất 250 m3/ngày đêm mà Hợp Nhất chia sẻ đến Quý khách hàng và bạn đọc.
Chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
Để xem chi tiết về quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, bạn đọc vui lòng click vào đây!