Hệ thống các thông tư về đề án bảo vệ môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Hợp Nhất tin chắc rằng có khá nhiều khách hàng thắc mắc: “Vì sao phải lập đề án bảo vệ môi trường”, “Việc lập đề án được pháp luật quy định tại Điều luật ra sao”. Hiện nay, pháp luật quy định chặt chẽ trong quá trình tiến hành lập hồ sơ đề án bảo vệ môi trường, nhờ vậy nhiều cơ sở kinh doanh dễ dàng kiểm soát tình hình môi trường như các tác động về môi trường nước, khí thải, chất thải dễ dàng kiểm soát hơn.
Một số thông tư về đề án bảo vệ môi trường
- Căn cứ vào vào Luật bảo vệ môi trường ngày 23/06/2014;
- Căn cứ nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04/03/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ pháp chế;
- Bộ trưởng Bộ tài nguyên Môi trường ban hành Thông tư quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
1. Đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết
1.1. Đối tượng phải tiến hành lập đề án
Áp dụng với những cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01/04/2015 được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và không có một trong những giấy tờ sau:
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;
- Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường;
1.2. Các cơ quan thẩm quyền có vai trò phê duyệt đề án
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Bộ công an, Bộ quốc phòng
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1.3. Hồ sơ đăng ký đề án chi tiết
- Giấy phép kinh doanh, đầu tư
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Bản vẽ tổng thể
- Hợp đồng thu gom chất thải
- Sổ chủ nguồn đăng ký chất thải nguy hại
- Một (01) văn bản thẩm định, phê duyệt đề án chi tiết
- Bảy (07) bản đề án chi tiết
- Một (01) đĩa CD ghi nội dung của đề án chi tiết
1.4. Quy trình thực hiện đề án chi tiết
- Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ
- Thu thập, tổng hợp thông tin đối với dự án
- Xác định nguồn gây ô nhiễm trực tiếp
- Xây dựng phương pháp và biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm
- Tiến hành lấy mẫu nước thải, chất thải, khí thải đem đi thí nghiệm
- Báo cáo kết quả thẩm định đề án môi trường chi tiết
- Kiểm tra nội dung đề án chi tiết của dự án
- Phê duyệt đề án
- Tiến hành thành lập đoàn kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ
2. Đề án bảo vệ môi trường đơn giản
2.1. Đối tượng phải thực hiện đề án bảo vệ môi trường đơn giản
Áp dụng với cơ sở, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động được quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP và chưa thực hiện đối với một trong những giấy tờ dưới đây:
- Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường;
- Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung;
- Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
- Giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường;
- Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
2.2. Cơ quan thẩm quyền có vai trò phê duyệt đề án
a. Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận đăng ký đề án đơn giản trong các trường hợp dưới đây:
- Cơ sở nằm trêm 2 huyện trở lên;
- Cơ sở nằm trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;
- Cơ sở có quy mô, tính chất tương đương
b. Ủy ban nhân dân cấp huyện
c. Ủy ban nhân dân cấp xã
2.3. Hồ sơ đăng ký đề án đơn giản
- Một (01) văn bản đăng ký đề án đơn giản của chủ cơ sở
- Ba (03) bản đề án đơn giản; tùy thuộc vào từng cơ sở khác nhau mà chủ cơ sở gởi bản đề án bổ sung theo từng yêu cầu khác nhau:
+ Cơ sở đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện
+ Cơ sở đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp
Đơn vị xử lý nước thải Hợp Nhất luôn khẳng định được vị thế bởi chất lượng dịch vụ tốt nhất, giá thành cạnh tranh, chi phí thấp nhưng hiệu quả cao chính là điểm mạnh để chúng tôi nhận được sự hài lòng từ Khách hàng.